EU vẫn là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga năm 2023
Nga vẫn là nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn cho châu Âu bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine.
- 26-12-2023Việt Nam nắm giữ một loại ‘bảo bối’ khiến Campuchia liên tục bỏ tiền săn đón: Thu về hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm, giá rẻ bất ngờ
- 26-12-2023Phát hiện một phân khúc xe điện mới vô cùng tiềm năng, các hãng xe Trung Quốc gấp rút bước vào cuộc đua, hóa ra các ông lớn Nhật Bản đã đi trước hàng nửa thế kỷ
- 26-12-2023Khách Tây xuýt xoa khi thử một món cơm Việt Nam, nhận xét "chưa tới 2 đô la nhưng vị quá ngon"
Liên minh châu Âu (EU) vẫn là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga xét về cả đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) năm 2023. Dữ liệu này được cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) của Phần Lan.
Trong khi nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống giảm 60% sau vụ nổ Dòng chảy phương Bắc và việc đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Yamal-châu Âu, thì xuất khẩu LNG của Nga cho châu Âu tăng lên.
Alexey Grivach, Phó Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga, chỉ ra rằng việc xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga ổn định ở mức 2-2,5 tỷ mét khối kể từ tháng 9 năm ngoái.
Điều đáng lưu ý là châu Âu đã gặp may mắn về thời tiết trong hai năm qua. Cả phía tây và phía đông lục địa Á-Âu đều không chứng kiến thời tiết lạnh bất thường.
Các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương không sử dụng nguồn cung LNG và thậm chí còn tận dụng nhu cầu cao của EU để bán lại một lượng LNG nhất định cho các quốc gia châu Âu.
Tuy nhiên trong trường hợp thời tiết không còn thuận lợi cho châu Âu, tình trạng thiếu khí đốt có thể phát sinh.
Theo ông Grivach, xuất khẩu LNG của Nga sang EU thậm chí có thể tăng vào năm 2024. Hầu như toàn bộ khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Bán đảo Yamal của Nga và khu vực Biển Baltic đã được cung cấp cho EU trong hai năm qua.
Trong năm tới, tình hình sẽ sẽ phụ thuộc vào các sự kiện chính trị và thời tiết, cũng như khả năng các công ty Nga triển khai xuất khẩu LNG từ dây chuyền đầu tiên của nhà máy LNG-2 ở Bắc Cực bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nếu LNG-2 ở Bắc Cực đi vào hoạt động thương mại, Nga có thể sẽ là quốc gia có mức tăng cung LNG lớn nhất cho châu Âu.
Báo Tin tức