FIKA - Công thức bí mật để người Thụy Điển không bị stress trong công việc
Liệu rằng những giờ giải lao ngắn với 1 tách cafe có thể nói lên sự khác biệt giữa việc bạn yêu hay ghét công việc? Ở Thụy Điển, nơi mà người lao động ít stress nhất thế giới, bí mật để vui vẻ nằm trong bốn chữ cái: Fika.
- 16-12-2016Những karoshi làm việc cho tới chết và bi kịch đổi mạng sống lấy sự thịnh vượng ở hai nền kinh tế hàng đầu châu Á
- 19-10-2016Cái chết của CEO 44 tuổi và tiếng chuông cảnh tỉnh những người làm việc 50 giờ 1 tuần
- 10-11-2015Cuộc sống áp lực của những nhân viên ngân hàng
Từ "Fika" vừa là danh từ vừa là động từ và có nguồn gốc từ từ Kaffe (trong tiếng Thụy Điển có nghĩa là cà phê). Đây là một nét văn hóa không thể thiếu của đất nước tiêu thụ cafe lớn thứ 3 thế giới. Không giống như cafe cốc giấy take-away kiểu Mỹ, giờ nghỉ uống cà phê kiểu Thụy Điển là những phút giây thư giãn gạt bỏ hoàn toàn công việc sang một bên, trò chuyện tán gẫu với đồng nghiệp. Uống cafe vào khoảng 10 giờ sáng và sau đó vào 3 giờ chiều, người Thụy Điển uống café chỉ là uống café, chứ không phải vừa uống café vừa làm công việc khác (như ngồi họp chẳng hạn).
“Đó là giây phút bạn được nghỉ giải lao, thường là với một tách cà phê, hoặc với trà, và kiếm một món bánh nướng hợp vị với nó", Anna Brones người đồng sáng tác cuốn sách Fika giải thích trong Nghệ thuật giờ nghỉ uống cafe của người Thụy Điển (2015).
"Theo văn hóa của chúng tôi [Mỹ], nơi cà phê được đựng trong một cốc giấy để mang đi, cà phê được đổ đầy và mang đi thật nhanh. Ở Thụy Điển, cà phê là một thứ gì đó để mong chờ, một thời gian mà mọi thứ như ngưng lại, "bà viết trong cuốn Apartment Therapy. "Trong thế giới hiện đại ngày nay chúng ta thèm một chút về điều đó; chúng ta muốn có một cái cớ để sống chậm lại. "
Ở Anh có văn hóa uống trà buổi chiều, ở Tây Ban Nha, Nam Mỹ và Philippines có bữa ăn nhẹ “merienda”, nhưng ít nền văn hóa có thời gian bồi đắp tinh thần vào giữa ngày một cách có chủ ý và thường xuyên như Thụy Điển.
"Thời gian nghỉ Fika mà chúng tôi có hai hoặc ba lần một ngày giúp chúng tôi làm việc năng suất và hiệu quả hơn", theo Lars Åkerlund – ông chủ chuỗi cà phê Thụy Điển mở ra ở New York và đặt tên theo đó.
Doanh nhân người Thụy Điển giải thích rằng ông và vợ ông đã nghĩ về việc truyền tải văn hóa truyền thống của Thụy Điển sang nước Anh sau khi bị choáng ngợp bởi tốc độ cuộc sống ở Anh trong chuyến thăm đầu tiên của họ đến thành phố New York. "Mọi người đều vội vàng, lấy-và-đi, không có giây phút thư thả. Nên tôi nghĩ rằng 'thời gian FIKA' sẽ có thể thành công ở đây, "Åkerlund nói tại một sự kiện ở New York đầu tuần này.
Năm 2010, một nghiên cứu của Grant Thornton cho thấy người lao động ở Thụy Điển ít bị stress nhất trên thế giới-có lẽ một phần vì các công ty Thụy Điển đang thử nghiệm ngày làm việc sáu giờ và bắt buộc phải có thời gian Fika. Và mặc dù chỉ có 1% người lao động Thụy Điển làm thêm giờ, nhưng năng suất làm việc không hề giảm đi theo Chỉ số OECD Better Life mới nhất.
Giáo sư Đại học Linkoping Viveka Adelsward đã nghiên cứu lịch sử của các nghi lễ xã hội Thụy Điển và nói rằng Fika thực sự có thể làm tăng năng suất lao động. "Các nghiên cứu cho thấy những người được nghỉ ngơi khi làm việc không hề làm ít hơn. Mà thực sự ngược lại; hiệu quả trong công việc lại cao hơn nhờ có sự nghỉ ngơi giao lưu, "bà viết trên blog heruniversity. Những quan sát của bà đã hỗ trợ cho bài Nghiên cứu về năng suất làm việc của Đại học Stanford năm 2014 ủng hộ việc áp dụng tuần làm việc tối đa 50 giờ.
Tổng giám đốc thiết kế của MUJI - Naoko Yano, người đã thiết kế bộ sưu tập theo chủ đề Thụy Điển cho thương hiệu phong cách sống Nhật Bản, cho biết cô bị ấn tượng bởi hiệu quả của những giờ giải lao nhỏ của người Thụy Điển. "Khi tôi còn ở Thụy Điển, ấn tượng đầu tiên của tôi là họ rất thoải mái trong công việc," cô mô tả văn hóa doanh nghiệp không stress. "Nhưng tôi biết được rằng họ còn biết làm thế nào để chuyển đổi qua lại từ thời gian thư giãn sang giai đoạn tập trung."
Adelsward nói rằng những giờ nghỉ giải lao thoải mái với cafe đã phá vỡ những rào cản trong văn phòng. "Chúng tôi gặp nhau trong không khí thân mật, trao đổi thông tin và bình luận về những gì đang xảy ra. Các cấp bậc được xóa bỏ trong Fika; tất cả chúng tôi ngồi cùng nhau bất kể quyền lực và địa vị ", bà viết. Những khoảnh khắc của sự gần gũi cũng có thể cho các đồng nghiệp cảm thấy tự do hơn khi giải thích hoặc ngữ cảnh hóa hoạt động của họ trong văn phòng như thế nào ngày hôm đó.
Cũng giống như việc Steve Jobs hy vọng tạo ra sự thân thiết như họ hàng cho nhân viên bằng cách sắp xếp lại các phòng ban tại Pixar, Fika được cho là để khuyến khích sự sáng tạo, Adelsward nói. "Chúng tôi có cơ hội để thổi “bụi” ra khỏi bộ não, lấp đầy vào đó nguồn cảm hứng từ những thứ khác, và cơ hội để thử nghiệm những suy nghĩ và ý tưởng".