MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Fintech bùng nổ, Mobile Money nhập cuộc, ngân hàng phải làm gì để không mất vị thế trong lĩnh vực thanh toán?

Fintech bùng nổ, Mobile Money nhập cuộc, ngân hàng phải làm gì để không mất vị thế trong lĩnh vực thanh toán?

Nếu năm 2021, Mobile Money được triển khai thí điểm giúp các tập đoàn viễn thông bước vào sân chơi của ngành tài chính, thì năm nay, Nghị định Cơ chế thử nghiệm (Sandbox) cho Fintech trong lĩnh vực Ngân hàng Tài chính đang chờ được phê duyệt. Câu hỏi lớn đặt ra cho các ngân hàng là làm thế nào để “chung sống” với các Fintech và Telcos này?

Trong những năm gần đây, sự phát triển công nghệ cùng với đại dịch Covid-19 đã khiến người dân ngày càng quen thuộc với các hình thức thanh toán điện tử. Theo báo cáo ứng dụng tài chính di động (The 2021 Mobile Finance Apps Report 2021) của Liftoff & App Annie, lượng người tải ứng dụng tài chính trong đại dịch tăng 15%, trong đó lượt tải các ứng dụng của Fintech trên thiết bị di động tăng cao gấp 10,8 lần so với ứng dụng cùng loại của các ngân hàng truyền thống.

Không chỉ có các ví điện tử, mà trong năm vừa qua, việc Mobile Money được triển khai thí điểm cũng là một bước ngoặt lớn đối với thị trường dịch vụ thanh toán ở Việt Nam. Sau hơn một tháng triển khai dịch vụ, tính đến giữa tháng 2, hai nhà mạng là Viettel và VNPT đã có những hơn 460.000 khách hàng.

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thanh toán, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các Fintech và cả Telcos, việc chuyển đổi số đối với các ngân hàng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tốc độ và linh hoạt là vấn đề "sống còn"

Năm 2021 đã chứng kiến ​​cuộc chạy đua chuyển đổi số của nhiều ngân hàng. Chỉ tính từ tháng 3/2021 đến nay, đã có hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán được mở trực tuyến bằng phương thức nhận dạng khách hàng eKYC. Việc thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam đã tăng 90% về số lượng và 150% về giá trị, nhiều ngân hàng đạt hơn 90% giá trị giao dịch thông qua các kênh số.

Bước vào năm 2022, thời điểm tất cả đã quen với "bình thường mới" sẽ là thời điểm then chốt để các ngân hàng chuyển nhu cầu đang là xu hướng của khách hàng thành yêu cầu lâu dài. Nghiên cứu gần đây của Mambu – nhà cung cấp SaaS điển hình đến từ CHLB Đức - chỉ ra rằng, có đến 85% người tiêu dùng Việt Nam sẽ sử dụng các dịch vụ ngân hàng số và trực tuyến nhiều hơn trong 18 tháng tới.

Trong một thị trường biến động và cạnh tranh khốc liệt như Việt Nam thì yếu tố tốc độ và linh hoạt không còn là "gia vị" nữa mà đó là vấn đề sống còn của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần nhanh chóng thích ứng, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để tiếp cận và tận dụng công nghệ mới.

Quan trọng là làm thế nào để vẫn tận dụng được kinh nghiệm và nguồn lực của một ngân hàng truyền thống , nhưng lại có tốc độ và sự nhanh nhẹn của một Fintech?

Thực tế trên thế giới, nhiều ngân hàng như N26 (Đức), ABN AMRO (Hà Lan), OakNorth (Anh)… đã trả lời được câu hỏi này. Nhờ tư duy theo cách tiếp cận ngân hàng kết hợp (composable banking), ứng dụng công nghệ lõi thế hệ thứ tư hoàn toàn trên đám mây với giao diện lập trình ứng dụng API, và các ngân hàng này đều thu được kết quả lợi thế kép.

Sự kết hợp linh hoạt này sẽ mang lại cho ngân hàng tốc độ như một Fintech. Số liệu của Mambu cho thấy, hơn 90% khách hàng của hãng đi vào hoạt động chỉ trong vòng 6 tháng xây dựng mới. Các chức năng của ngân hàng cũng được triển khai nhanh hơn 95%, thời gian sáng tạo nên một sản phẩm tính theo tuần, thay vì hàng tháng hoặc cả năm.

Tại Việt Nam, cách tiếp cận Ngân hàng kết hợp (Composable banking) cũng đã được áp dụng. Ví dụ như Cake - một ngân hàng số đã thay công nghệ lõi thế hệ thứ tư chỉ trong 74 ngày, cho phép tung ra thị trường sản phẩm mới nhanh chóng và đáp ứng được yêu cầu cá nhân hóa ngày càng cao của khách hàng.

Để vượt lên trước sự cạnh tranh trong kỷ nguyên kỹ thuật số này, các ngân hàng cần phải thay đổi tư duy và cách vận hành để nắm bắt và tận dụng tốt nhất các công nghệ mới

Theo Mambu , tổng chi phí sở hữu (TCO) cho một ngân hàng số thấp hơn việc mở chi nhánh vật lý, giúp giảm từ 70% trở lên chi phí vận hành. Các chi phí duy trì đều thấp hơn và các cập nhật được tự động hóa.

Fintech bùng nổ, Mobile Money nhập cuộc, ngân hàng phải làm gì để không mất vị thế trong lĩnh vực thanh toán? - Ảnh 1.

Ông Phạm Quang Minh – Tổng giám đốc Mambu Việt Nam

Cụ thể, nền tảng ngân hàng số trên điện toán đám mây sẽ giúp ngân hàng cắt giảm được 35% nhân viên IT; giảm 80% thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường. Cấu trúc kết hợp linh hoạt trên đám mây giúp đơn giản hóa hệ thống ứng dụng, và thời gian thu hồi lợi nhuận nhanh hơn công nghệ truyền thống (12 tháng so với 4 năm).

Bất cứ sự thay đổi nào cũng cần chi phí nhưng cái giá cho việc "dậm chân tại chỗ" có thể sẽ mất nhiều hơn. Ở khía cạnh khác, thay đổi cũng đồng nghĩa với rủi ro, nhưng với đặc thù của ngành ngân hàng thì mức độ rủi ro phải được hạn chế tối đa.

Và theo công ty tư vấn McKinsey, bằng cách áp dụng điện toán đám mây, các giám đốc quản trị rủi ro (CRO) có thể giải quyết tốt hơn bốn thách thức quản lý rủi ro khó chữa mang tính lịch sử gồm: nhu cầu xử lý nhiều dữ liệu hơn, nhu cầu về hệ thống xử lý mạnh mẽ hơn, sự phức tạp của các phân tích cần thiết để cạnh tranh và tất cả những thách thức lớn hơn đều đang hiện diện trước mặt các nhà phát triển hệ thống.

Trải nghiệm công nghệ mới trên đám mây với cách tiếp cận mới giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro, thử nghiệm các mô hình và triển khai trong một môi trường an toàn. Khi mỗi mô-đun trong giải pháp đảm nhận một quy trình nghiệp vụ cụ thể, từ đầu đến cuối và được thiết kế để có thể dễ dàng tích hợp, rủi ro sẽ được kiểm soát.

Thêm vào đó, ngân hàng cũng không nhất thiết phải chuyển đổi công nghệ ở quy mô lớn, mà có thể triển khai từng bước, từng bộ phận hay từng sản phẩm, dịch vụ.

Cũng theo McKinsey, tác động của các giải pháp dựa trên đám mây còn vượt ra ngoài chức năng quản lý rủi ro, khi các công cụ đánh giá và xác định rủi ro dễ tiếp cận hơn với các đơn vị kinh doanh - vốn là tuyến phòng thủ đầu tiên của ngân hàng. Điều này cho phép ngân hàng hiểu rõ hơn về rủi ro và ý thức làm chủ đối với các quyết định rủi ro. Ví dụ, cán bộ cho vay có thể nhấn mạnh kiểm tra danh mục khoản vay hoặc mô phỏng hoạt động của khoản vay trước khi phê duyệt, cho phép nhận thức sâu sắc hơn về sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.

Mobile Money tạo ra một cú hích cho Telcos bước vào sân chơi tài chính. Sandbox sắp được phê duyệt sẽ mang lại cho Fintech "danh phận" chính thức trên thị trường để cạnh tranh hoặc hợp tác với ngân hàng. Hai đối thủ với thế mạnh công nghệ đã dấn thân vào chuyên môn của ngân hàng. Vậy ngược lại, với thế mạnh truyền thống của mình, ngân hàng cần tranh thủ và tận dụng chính công nghệ để "đáp trả" lại các đổi thủ trẻ trên.

Một tư duy mới nhanh nhạy và linh hoạt như cách tiếp cận ngân hàng kết hợp (composable banking), với công nghệ lõi thứ tư trên đám mây là một giải pháp hữu ích mà ngân hàng có thể tham khảo để nâng cao năng lực cạnh tranh, "tiếp tục phát triển để đón đầu thay đổi".

https://cafef.vn/fintech-bung-no-mobile-money-nhap-cuoc-ngan-hang-phai-lam-gi-de-khong-mat-vi-the-trong-linh-vuc-thanh-toan-20220302103726529.chn

Tổng giám đốc Mambu Việt Nam Phạm Quang Minh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên