MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Fitch Ratings lần đầu xếp hạng tín nhiệm của EVNNPC ở mức ‘BB’

Fitch Ratings lần đầu xếp hạng tín nhiệm của EVNNPC ở mức ‘BB’

Fitch Ratings đã công bố kết quả xếp hạng IDR (xếp hạng công cụ nợ dài hạn bằng ngoại tệ) của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) ở mức 'BB' (Triển vọng tích cực).

Xếp hạng của EVNNPC dựa trên hồ sơ tín nhiệm của công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN, 'BB'/ Triển vọng ổn định). Đồng thời, Fitch đánh giá hồ sơ xếp hạng độc lập (SCP) của EVNNPC ở mức 'BB', tương tự như EVN và xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ('BB'/ Ổn định).

Hồ sơ xếp hạng độc lập của EVN được hưởng lợi từ vị thế là chủ sở hữu và điều hành mạng lưới truyền tải và phân phối điện của Việt Nam, cũng như chiếm 54% công suất phát điện lắp đặt của cả nước.

Fitch Ratings lần đầu xếp hạng tín nhiệm của EVNNPC ở mức ‘BB’ - Ảnh 1.

Nguồn: Fitch Ratings

Yếu tố đánh giá xếp hạng chính

Liên kết chặt chẽ với công ty mẹ: EVN xác định lợi nhuận của EVNNPC thông qua cơ chế thiết lập biểu giá cung cấp hàng loạt.

Vị thế thị trường vững chắc cũng là một yếu tố quyết định SCP: SCP của EVNNPC được đánh giá ngang bằng với EVN bởi công ty mẹ có ảnh hưởng lớn đến các kế hoạch kinh doanh và hồ sơ tài chính của EVNNPC.

Ảnh hưởng do đại dịch Covid-19: Sản lượng bán điện của EVNNPC 10 tháng đầu năm 2020 tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả này là do hưởng lợi từ nền kinh tế phục hồi nhanh chóng của Việt Nam, cũng như thành công trong cuộc chiến chống dịch bệnh.

Song, tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện đã giảm do Covid-19. Fitch dự kiến sản lượng bán điện của EVNNPC sẽ tăng 5.5% vào năm 2020, chậm hơn mức tăng trung bình hàng năm là 12% trong 4 năm qua.

Đối tác đa dạng, rủi ro phải thu thấp: Hồ sơ tín dụng của EVNNPC được hưởng lợi từ cơ sở khách hàng đa dạng, khoảng 11,5 triệu khách hàng - lớn nhất trong nhóm các công ty phân phối của EVN. Ngoài ra, khoảng 61% doanh thu là từ khách hàng công nghiệp, trong đó khách hàng dân cư ổn định đóng góp 31%. Thêm vào đó, rủi ro đối tác thấp hơn do EVNNPC có tỷ lệ thu cao - gần 100% và số ngày phải thu thấp - khoảng 5 ngày.

EVN cũng có thể tăng giá bán lẻ điện 6 tháng một lần để đáp ứng chi phí sản xuất tăng cao, phù hợp với khung quy định đã được đưa ra vào tháng 8/2017. Tuy nhiên, Thủ tướng quy định về thẩm quyền điều chỉnh giá điện chỉ được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức 5%.

Fitch kỳ vọng vốn đầu tư của EVNNPC vẫn sẽ ở mức cao, bởi công ty đặt mục tiêu chi tiêu trung bình hàng năm là 13.000 tỷ đồng trong trung hạn (2019 là 12.000 tỷ đồng). Vốn đầu tư của EVNNPC chủ yếu nhằm tăng cường lưới điện phân phối và đường dây tải điện, từ đó nâng cao năng lực cung cấp điện, trong đó khoảng 30% chi phí dành cho việc bảo trì.

Cuối cùng, tổ chức này đánh giá trạng thái, quyền sở hữu và yếu tố kiểm soát của EVN là 'Rất mạnh'.

Hà Trần

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên