Forbes: Vì sao smartphone Việt Nam chưa bán được và tham vọng của VSmart thay đổi cuộc chơi
Ralph Jennings cây bút của Forbes đã có bài phân tích về tình hình sản xuất smartphone tại Việt Nam. "Các công ty Việt Nam đã đưa ra một loạt mẫu điện thoại, chủ yếu là trên nền tảng Android, hầu hết có giá rẻ hơn các hãng ngoại", ông viết. Những cái tên được nhắc đến rất quen thuộc, là QPhone, Bphone và mới đây là VSmart.
- 16-11-2019Đằng sau việc Uniqlo mất 2 năm mới đổ bộ vào thị trường Việt Nam và tại sao lại chọn vị trí trung tâm, đối diện H&M, Zara
- 16-11-2019Thủ tướng: Cần có trái tim nóng, cái đầu thông minh, bàn tay hành động!
- 16-11-2019Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến: Các bạn ở Nhật học xong đừng về nước ngay!
Theo Ralph, việc sản xuất điện thoại rất có ý nghĩa với kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế 96 triệu dân đang tiến vào chuỗi giá trị công nghệ, điện tử. Samsung Eletronics đã đầu tư 17,3 tỷ USD và Việt Nam. Các trường công lập cũng tập trung vào các môn khoa học công nghệ, sinh viên tốt nghiệp làm cho tập đoàn công nghệ nước ngoài. "Họ đã học được nhiều hơn và dần biết cách làm chủ công nghệ chế tạo điện thoại", ông viết.
Các công ty Việt Nam đã ra mắt một danh sách những mẫu điện thoại của riêng họ, chủ yếu là điện thoại Android với giá rẻ hơn. Qphone và Bphone là những mẫu tiên phong. Hiện một công ty con của Tập đoàn Vingroup cũng đang sản xuất điện thoại với thương hiệu VSmart với giá khoảng 100 USD.
"Rắc rối là hầu hết người Việt không mua điện thoại được phát triển ở quê nhà vì họ có thể tiếp cận nhiều thương hiệu nước ngoài được công nhận với cùng một mức giá", Ralph Jennings viết.
Maxfield Brown, đến từ công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates tại TP. Hồ Chí Minh cho biết nói rằng người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng quan tâm các các thiết bị điện tử quốc tế. Ông bày tỏ hi vọng điều này sẽ tiếp tục khi chi tiêu của người dân tăng lên. Tiền lương của Việt Nam đang tăng dù vẫn thấp hơn 171 USD/tháng.
Điện thoại made in Vietnam có lịch sử như thế nào?
Công ty công nghệ BKAV đã phát triển điện thoại thông minh đầu tiên vào năm 2017. Báo cáo của VietnamNet Bridge cho biết các mẫu Bphone và Bphone 2 bị đánh giá kém. Bphone bán được 12.000 chiếc điện thoại. CEO Nguyễn Tử Quảng thừa nhận thất bại nhưng ông mô tả tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ trở thành Apple hoặc Samsung của Việt Nam.
Chiếc Bphone 3 với giá 314 USD được cho ra mắt năm ngoái đã giành được nhiều lời khen ngợi của các chuyên gia về tốc độ xử lý và khả năng chống nước, theo một báo cáo phát được công bố hồi tháng 10 năm nay.
Tuy nhiên, Ralph cho biết tại các cửa hàng điện tử trong khu sầm uất của trung tâm TP. Hồ Chí Minh không xuất hiện Bphone. Các nhà cung cấp cũng nói rằng không biết khách hàng có thể tìm thấy chiếc điện thoại này ở đâu. Các công ty khác như Masstel, Mobiistar cũng cho ra mắt smartphone, dù vậy, các thương hiệu nước ngoài như Oppo, Samsung, Sony xuất hiện thường xuyên hơn trong các cửa hàng điện tử ở trung tâm thành phố.
Thanh Vo, chuyên gia phân tích thị trường của công ty công nghệ IDC cho biết smartphone Việt Nam chiếm không quá 1% tổng lượng điện thoại được bán ở Việt Nam trong quý III vừa qua. Con số này đã đạt 5% trong 15 tháng trước. Samsung hiện có 42,8% thị phần điện thoại thông minh ở Việt Nam, kế đó là Oppo với 23,2%, Xiaomi là 6,5%.
Trên Forbes, Ralph cho biết VinSmart, công ty con của VinGroup đặt mục tiêu xoay chuyển những chỉ số đó. Kể từ năm ngoái, hãng này đã bán được khoảng 300.000 chiếc smartphone VSmart tại 5.200 của hàng.
Nhà máy VinSmart có thể sản xuất được 25 triệu sản phẩm/năm. Doanh nghiệp cũng đang xây dựng một nhà máy khác có công suất lên đến 100 triệu sản phẩm, phía Vingoup cho biết.
Mặt khác, VSmart cũng đã ký một thoả thuận hồi tháng 7 với thương hiệu BQ của Tây Ban Nha để bắt đầu bán 4 mẫu điện thoại của hãng vào tháng 12, theo Vietnam Investment Review. Phía Vingroup khẳng định chiến lược là yếu tố quan trọng nhất, VSmart đi theo chiến lược đa dạng hoá các dòng sản phẩm với nhiều phân khúc thị trường khác nhau, tập trung vào chất lượng so với các sản phẩm khác trong cùng phân khúc.
VinGroup do người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng lãnh đạo đã công bố doanh thu năm 2018 là 122 nghìn tỷ đồng (5,26 tỷ USD), lợi nhuận 6,2 nghìn tỷ đồng.
Giám đốc điều hành Công ty môi giới SSI Mike Lynch nhận xét: nếu Vingroup muốn làm cái gì họ sẽ làm bằng được.
Các nhà phân tích ở Việt Nam ví xu hướng tiêu dùng điện thoại của người Việt giống Trung Quốc 2 thập kỷ trước khi thu nhập của họ tăng lên. Maxfield Brown nhận xét ban đầu, người Trung Quốc sính ngoại, từ thực phẩm, rượu vang đến thiết bị điện tử. Nhưng sau đó, họ quay lại với các thương hiệu trong nước.
"Người Trung Quốc vẫn mua hàng hoá nước ngoài nếu họ cho rằng nó có chất lượng cao hơn và không phải hàng giả. Nhưng với hàng hoá có chất lượng tương đương, họ sẽ chọn mua sắm hàng nội địa. Các hãng điện thoại thông minh như Huawei, Oppo, Xiaomi bán phần lớn cho thị trường trong nước", theo Maxfield Brown. "Tôi có thể thấy điều gì đó tương tự ở Việt Nam. Tôi mong đợi một xu hướng người Việt sẽ quay trở lại các sản phẩm trong nước với tinh thần dân tộc tăng cao".
Forbes cũng trích nhận định của ông Thanh Võ khi cho biết: Các thương hiệu smartphone thống trị ở Việt Nam được bán với giá đủ thấp để giữ cho người tiêu dùng Việt Nam có tiền mua. Người tiêu dùng thích giá cả hơn là nguồn gốc thương hiệu. Do vậy, nếu thương hiệu nào cung cấp được mức giá rẻ, chất lượng tốt, nó sẽ được mua. "Họ đang tìm kiếm sản phẩm có chất lượng pin tốt, camera chụp ảnh đẹp, hệ điều hành nhanh", ông nói.
Các thương hiệu điện thoại thông minh nước ngoài thống trị cũng bán với giá đủ thấp để giữ cho người tiêu dùng Việt Nam có tiền mua. Người tiêu dùng có xu hướng thích giá hơn là nguồn gốc của các thương hiệu, ông Thanh Thanh Võ nói. Có nghĩa là nếu thương hiệu có thể cung cấp mức giá rẻ nhất cho chất lượng tốt, họ sẽ được