FPT lãi trước thuế 880 tỷ đồng trong quý 3/2017, lợi nhuận từ bán vốn chưa được ghi nhận vào BCTC hợp nhất
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) sau 9 tháng đạt 2.845 đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
- 21-10-2017Nhóm Dragon Capital chính thức công bố sở hữu 20% cổ phần của FPT Shop
- 19-09-2017Sau khi bán con, FPT sẽ lại càng thêm "đau đầu" với lượng tiền mặt có thể lên đến cả chục nghìn tỷ đồng
- 18-09-2017FPT lãi ròng 1.303 tỷ trong 8 tháng, tăng 16% so với cùng kỳ
Theo thông tin từ CTCP FPT (mã chứng khoán: FPT), kết thúc 9 tháng năm 2017, doanh thu hợp nhất của FPT đạt 31.131 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 2.308 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, tương đương 99% kế hoạch lũy kế. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.955 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.507 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) sau 9 tháng đạt 2.845 đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo 6 tháng trước đó cho biết, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm của FPT đạt 1.427 tỷ đồng, như vậy lợi nhuận trong quý 3 đạt khoảng 880 tỷ đồng.
Theo ước tính của nhiều công ty chứng khoán, thương vụ thoái vốn khỏi FPT Trading có thể đem về cho FPT khoảng 540 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và vụ thoái vốn khỏi FPT Retail có thể đem về hơn 800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế nếu FPT giảm tỷ lệ sở hữu tại 2 công ty này xuống dưới 49%. Như vậy, quý này FPT chưa ghi nhận lợi nhuận vào BCTC hợp nhất từ việc thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên khi tỷ lệ sở hữu tại FPT Retail và FPT Trading chưa giảm xuống dưới 49%.
FPT cho biết, tăng trưởng lợi nhuận trong 09 tháng đầu năm tiếp tục được đóng góp chủ yếu từ hai lĩnh vực cốt lõi là Công nghệ và Viễn thông, chiếm 73% tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của khối Công nghệ và khối Viễn thông tăng lần lượt là 16% và 10% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận doanh thu đạt 4.879 tỷ đồng, tăng 17%; LNTT đạt 741 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 1/3 lợi nhuận toàn Tập đoàn.
Trong quý vừa qua, FPT đã tiến hành những vụ thoái vốn quan trọng. Ngày 11/08, FPT đã hoàn tất việc chuyển nhượng 30% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail), tương đương 6 triệu cổ phiếu, cho các quỹ được quản lý bởi hoặc liên kết với Dragon Capital và VinaCapital.
Vào ngày 10/10 vừa qua, Dragon Capital Markets Limited, công ty quản lý quỹ của nhóm Dragon Capital đã bán ra 1 triệu cổ phiếu, tương tương 5% vốn của PFT Retail cho Hanoi Investments Holdings Limited, một quỹ đầu tư mới toanh vừa được cấp chứng nhận kinh doanh từ ngày 18/9/2017. Sau giao dịch, Dragon Capital Markets Limited không còn nắm cổ phiếu nào của FPT Retail. Dù vậy, đây cũng chỉ là giao dịch nội bộ trong nhóm Dragon Capital. Cũng theo báo cáo của FPT Retail, Hanoi Investments Holdings Limited là thành viên có liên quan đến nhóm Dragon Capital.
Sau giao dịch, nhóm Dragon Capital (DC) sở hữu 4 triệu cổ phiếu, tương đương 20% vốn của FPT Retail.
Cũng trong quý này, FPT đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chiến lược Synnex Technology International Corporation (Synnex) - Tập đoàn có doanh thu 33 tỷ USD và là tập đoàn lớn thứ 3 thế giới về phân phối sản phẩm công nghệ, viễn thông và linh kiện điện tử. Theo đó, Synnex sẽ đầu tư sở hữu 47% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Thương mại FPT (FPT Trading).
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Tổng công ty Khoáng sản TKV: Giá vốn giảm sâu, KSV bất ngờ báo lãi 146 tỷ đồng sau 9 tháng
- Nỗi buồn ngành bia: Mạnh tay chi đậm cho quảng cáo để lấy thị phần, doanh thu tăng vọt nhưng lợi nhuận giảm sút
- Hàng loạt doanh nghiệp báo lãi đột biến quý 3 và cả 9 tháng đầu năm 2017
- Vinaconex (VCG): 9 tháng lãi 622 tỷ đồng, vượt 40% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm
- Nhà Khang Điền (KDH): 9 tháng lãi 414 tỷ đồng, vượt 4% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm