G20 sẽ bơm ra 5.000 tỷ USD cứu kinh tế toàn cầu khỏi thiệt hại do Covid-19
Các nhà lãnh đạo của nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) đã cam kết làm bất cứ điều gì cần thiết để vượt qua đại dịch. G20 đã quyết định bơm hơn 5.000 tỷ USD để hạn chế những thiệt hại do dịch bệnh gây ra, theo tin từ Reuters.
- 27-03-2020GS. Harvard đưa ra ý tưởng mới về BHXH giúp chống chọi trong thời Covid-19
- 26-03-2020Thêm các nhóm ngành được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, Bộ Tài chính đề xuất tăng gói hỗ trợ cho Covid-19 từ 30.000 tỷ lên 80.000 tỷ đồng
- 26-03-2020Chính phủ chưa xem xét, đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2020
- 26-03-2020Thủ tướng: Để bảo đảm an toàn, người dân nên ít di chuyển và thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến
Hôm qua (26/3), các nước G20 đã tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu trong ứng phó dịch Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tham gia sự kiện này trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.
Một điểm đáng chú ý tại Hội nghị là nhóm G20 đã quyết định bơm ra 5.000 tỷ USD nhằm hạn chế những thiệt hại do dịch bệnh gây ra, theo tin từ Reuters. Khoản tiền này nhằm vào mục tiêu hạn chế tình trạng mất việc và giảm thu nhập do Coronavirus.
Quốc vương Ả rập Xê út chủ trì Hội nghị G20
G20 cũng cam kết làm bất cứ những điều gì cần thiết cùng với Tổ chức WHO và các tổ chức quốc tế khác để vượt qua đại dịch. G20 cũng cam kết sẽ đảm bảo duy trì dòng chảy cung cấp các thiết bị y tế, hàng hoá thiết yếu và giải quyết sự gián đoạn của chuỗi cung ứng.
Các nhà lãnh đạo G20 cũng bày tỏ quan ngại đến các nước và nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở châu Phi và dân tị nạn. Họ thừa nhận rằng cần phải củng cố mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu cũng như hệ thống y tế quốc gia.
Phát biểu tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hoan nghênh vai trò quan trọng, đóng góp tích cực của G20 cũng như các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WHO, WB, IMF, WTO trong cuộc chiến chống COVID-19.
Từ thực tiễn kiểm soát tốt dịch bệnh của Việt Nam, Thủ tướng đã chia sẻ với các nhà lãnh đạo nhiều biện pháp về thúc đẩy hợp tác, hành động chung trong ứng phó với dịch Covid-19 như tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật trong xét nghiệm, kiểm soát và điều trị; tranh thủ sự đồng lòng, hợp tác, tham gia, vào cuộc của người dân, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang; tập trung chống dịch đi đôi với thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại, đầu tư, duy trì chuỗi cung ứng và sản xuất, tạo việc làm, ổn định cuộc sống người dân; hợp tác bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam và các nước ASEAN đang sinh sống ở các nước G20…
Chia sẻ với các nhà lãnh đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đoàn kết, hợp tác và phối hợp toàn cầu và khu vực là rất quan trọng, khẳng định quyết tâm, cam kết của Việt Nam trong chống dịchCovid-19.
Ông cũng nhấn mạnh Việt Nam kiên trì thực hiện mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Thủ tướng khẳng định Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 đã và đang cùng các nước ASEAN đề cao tinh thần Cộng đồng "gắn kết và chủ động thích ứng" thực hiện mạnh mẽ các biện pháp, phối hợp hành động chống COVID-19, đồng thời hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với nhiều nước G20 và các đối tác.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19