GDP năm 2018 ảnh hưởng như thế nào khi giá điện tăng 6,08%?
Theo tính toán của các chuyên gia, dự kiến đến năm 2018, CPI bị ảnh hưởng 0,1% còn GDP bị ảnh hưởng 0,66%, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN nói tại họp báo Bộ Công thương chiều nay.
- 30-11-2017Giá điện chính thức tăng hơn 6% từ ngày 1/12
- 09-11-2017Phó thủ tướng: Nếu phải tăng giá điện, tăng ở mức thấp nhất có thể
- 05-11-2017Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH): Giá điện giảm mạnh, LNST quý 3 giảm sút 35% so với cùng kỳ
- 24-10-2017Nghịch lý: Ở đất nước thuộc loại giàu tài nguyên nhất thế giới, người dân lại phải chịu giá điện đắt đỏ nhất thế giới
Kể từ 1/12/2017, giá bán lẻ điện bình quân có mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT), tăng 6,08% so với mức giá hiện hành (1.622,01 đồng/kWh).
Theo Bộ Công thương, việc điều chỉnh giá bán điện lần này căn cứ trên các cơ sở, gồm: Quyết định số 24 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán điện lẻ bình quân; Quyết định số 28 của Thủ tướng về cơ cấu biểu giá bán lẻ; kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 được kiểm toán độc lập và được kiểm tra bởi Tổ công tác liên bộ; Cơ sở bán lẻ điện do EVN xây dựng.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương cho biết trong lần này khôgn chỉ xây dựng phương án tăng giá điện mà còn phải xây dựng các phương án phát triển giá điện, trong đó, xem xét ảnh hưởng đến chỉ số CPI, GDP.
Đại diện Bộ Công thương nói rằng sau khi tính toán, đối với nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ, mức tăng bình quân sẽ là 5,7%; khách hàng sản xuất là từ 1,4 – 6,4%; khách hàng sinh hoạt thì áp dụng 6 biểu giá bậc thang nên tác động là khác nhau.
Cụ thể, đối với các hộ tiêu thụ khoảng 50kWh/tháng mức tăng là 3.250 đồng; tiêu thụ khoảng 100kWh/tháng là 6.600 đồng; tiêu thụ 200kWh/tháng là 13.800 đồng; tiêu thụ 300kWh/tháng là 23.600 đồng; tiêu thụ 400kWh/tháng là 34.800 đồng.
Theo thống kê năm 2016, Việt Nam có 5,4 triệu khách hàng (22,7%) tiêu thụ từ 50 – 100kWh/tháng. Dưới 50kWh/tháng là 4,1 triệu hộ (17%), và tiêu thụ khoảng 200kWh/tháng là 2 triệu hộ.
Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, sử dụng dưới 50kWh của bậc thang đầu tiên. Theo đó, các hộ nghèo được hỗ trợ 51.000 đồng tháng. “Đối tượng nào được hưởng thì theo quy định chung của nhà nước”, ông Tuấn nói. Tổng số tiền hỗ trợ là trên dưới 2.500 tỷ đồng/năm.
Đối với khách hàng là nhóm hành chính sự nghiệp, mức tăng là 4,97%, ông Tuấn cho biết đó là mức đã được xem xét.
Về vấn đề tăng giá điện ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát và chi phí sản xuất của doanh nghiệp, ông Tuấn cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau khi tính toán đã cho ra các con số cụ thể. Theo đó, giá điện làm tăng 0,07% giá sản xuất và 0,08% CPI trong năm 2017.
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, trong 28,5 triệu hộ dùng điện EVN bán điện trực tiếp cho 23,5 triệu hộ. Trong đó, 78% dùng dưới 200 số điện. “Theo tính toán của các chuyên gia thì dự kiến 2018 ảnh hưởng CPI bị ảnh hưởng 0,1% còn GDP bị ảnh hưởng 0,66 % năm 2018”, ông Lâm nói.