Gen bất lợi về ngôn ngữ - Hội chứng con trai Đinh Tiến Đạt bị di truyền từ ba là gì, liệu có nguy hiểm?
Chia sẻ của nam rapper khiến nhiều phụ huynh có con chậm nói không khỏi lo lắng.
- 25-10-2023Những em bé thời hiện đại chậm nói có thể vì cha mẹ đã làm 3 điều này
- 08-06-2023Trẻ chậm nói vì cha mẹ vô tư làm 3 điều này với con mình
- 05-06-2022Phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ, 6 biểu hiện cần lưu ý
Năm 2018, Đinh Tiến Đạt kết hôn với bà xã kém 10 tuổi là Thụy Vy. Cặp đôi hiện có với nhau 2 con trai. Con trai đầu lòng của nam rapper tên Finn, hiện 5 tuổi. Quý tử thứ 2 tên Sonij, gần 1 tuổi.
Mới đây, trong một bài phỏng vấn, Đinh Tiến Đạt gây bất ngờ khi chia sẻ về tình trạng chậm nói của con trai 5 tuổi. Anh cho biết con trai chậm nói, mắc hội chứng bất lợi về ngôn ngữ. Điều này khiến vợ chồng nam rapper vô cùng lo lắng, cố gắng từng ngày để cải thiện tình trạng của con.
"Tôi từng đi kiểm tra gen thì phát hiện mình có gen bất lợi về ngôn ngữ. Tôi không giỏi giao tiếp lắm, nhiều khi tôi nói chuyện mà nhân viên không hiểu. Đừng nghĩ Rapper là nói chuyện giỏi nhé, như tôi đây, không biết diễn tả cái ý mình muốn nói bằng từ ngữ gì. Tôi nghĩ, có thể mình mắc hội chứng khó nói. Chẳng hạn như cho ngồi vào 1 góc yên tĩnh, tôi sẽ làm việc được. Còn nếu để tôi ở giữa nơi có quá nhiều thứ, tôi sẽ bị xao lãng, mất tập trung, không tìm được từ ngữ để diễn đạt ý của mình.
Con trai đầu của tôi bị chậm nói. Bé gặp vấn đề trong ngôn ngữ khiến tôi phải thay đổi bản thân, dành nhiều thời gian bên con hơn. Giai đoạn con được tầm 18 tháng, tôi đã đăng ký trường quốc tế cho con đi học rồi. Nhưng đúng lúc này dịch COVID-19 ập đến, mọi thứ đóng lại, ai ở đâu thì ở yên 1 chỗ. Con không được đi học đúng như kế hoạch, lại chẳng được ra ngoài làm một số vấn đề bắt đầu nảy sinh.
Sau đó, tôi thấy con lười nói chuyện. Nếu có muốn gì thì con cũng chỉ ứ lên 1 tiếng chứ không cất tiếng gọi. Đến bây giờ, bắt con nói thì con vẫn gọi ba, tuy nhiên con ít nói lắm. Bản thân tôi và mẹ bé cũng gặp vấn đề có gen bất lợi về ngôn ngữ, vậy nên chúng tôi đã làm xét nghiệm kiểm tra gen cho con.
Xét nghiệm gen này chỉ có tính chất tham khảo và dự đoán nguy cơ. Tuy nhiên, kết quả cho thấy con tôi cũng bị gen bất lợi về ngôn ngữ. Con bị di truyền từ tôi. Chúng tôi cũng làm xét nghiệm gen tự kỷ cho con, kết quả là con không bị.
Một phần cũng vì gia đình trước giờ thương yêu con quá, trước khi con biểu đạt là muốn cái gì đó, chúng tôi đã mang đến trước cho con rồi. Gia đình không để cho con khóc, tôi nghĩ đây cũng là một phần nguyên nhân tạo nên thói quen cho con. Biết được điều này nên chúng tôi cố gắng khắc phục, tạo môi trường thoải mái để con nói nhiều hơn.
Thương quá cũng không tốt, tôi rút ra bài học là trẻ con thì vẫn nên cho khóc, la hét, vậy thì nó mới phát triển khả năng ngôn ngữ. Chứ nếu chiều quá, cái gì cũng đáp ứng thì khó khơi gợi được việc con phải nói hay làm mọi cách để biểu đạt điều con muốn.
Thêm một điều này nữa, đó là tôi cũng bị gen bất lợi ngôn ngữ nhưng lúc bé, tôi không chậm nói như vậy. Hồi xưa, mình giao tiếp trực tiếp giữa người với người nhiều hơn. Nếu không nói chuyện thì cũng là ra xóm chơi bắn bi, tạt lon, trốn tìm. Không có cái này sẽ được bù vào cái khác. Còn các bé sống trong môi trường hiện đại, xung quanh luôn có thiết bị điện tử, lại còn được gia đình chiều chuộng thì đúng là sẽ dễ bị chậm nói hơn", nam rapper chia sẻ.
Từ chia sẻ này của Đinh Tiến Đạt, nhiều phụ huynh có con chậm nói không khỏi lo lắng. Liệu hội chứng này có nguy hiểm không, có cần phải đưa con đi làm xét nghiệm không. Hội chứng này sẽ gây ra vấn đề gì và ảnh hưởng thế nào?
Chậm nói ở trẻ có liên quan đến di truyền do cấu trúc gen
Nhiều người thắc mắc không biết chậm nói có di truyền không, câu trả lời là "Có". Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chứng chậm nói ở trẻ có liên quan đến di truyền do cấu trúc gen. Vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc chứng chậm nói thì trẻ nhỏ trong gia đình cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để nói và viết so với những bạn cùng trang lứa.
Các ví dụ thực tế cũng đã chứng minh mối quan hệ giữa gen và chứng chậm nói. Trong một số trường hợp, mặc dù ông nội mắc chậm nói trong thời thơ ấu nhưng thế hệ con vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, đến thế hệ thứ ba là cháu thì trẻ có thể gặp vấn đề ngôn ngữ, thậm chí phát triển chậm hơn so với mức bình thường. Ngược lại, có những gia đình bố mắc chậm nói và đứa con cũng trải qua tình trạng tương tự.
Từ những ví dụ này có thể thấy rằng, chứng chậm nói ở trẻ có ảnh hưởng từ cấu trúc gen di truyền và có thể qua nhiều thế hệ chứ không nhất thiết phải xuất hiện từ thế hệ bố sang con. Đối với các gia đình có tiền sử mắc chứng chậm nói, việc quan sát và đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi phát hiện dấu hiệu bất thường là quan trọng. Việc can thiệp và hỗ trợ sớm có thể cải thiện khả năng nói của trẻ, giúp trẻ không bị lạc lõng trong quá trình phát triển ngôn ngữ và tương lai sau này.
Cách xác định trẻ chậm nói có phải do di truyền
Khi trẻ gặp vấn đề chậm nói, các chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám để xác định nguyên nhân thông qua các biểu hiện và yếu tố tiền sử gia đình. Dựa trên những thông tin này, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định ban đều xem trẻ bị chậm nói có di truyền không.
Hội chứng chậm nói không chỉ là khiến trẻ khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ, mà còn có thể gây ra những hệ lụy sau này, như trẻ không có khả năng nói hoặc tự kỷ. Nếu không có can thiệp sớm, vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Do đó, ngoài việc thăm khám lâm sàng và tìm hiểu tiền sử từ gia đình, các chuyên gia có thể chỉ định gia đình thực hiện thêm các xét nghiệm về gen để đưa ra nhận định chính xác nhất.
Kết quả từ xét nghiệm gen có thể giúp chuyên gia đưa ra chuẩn đoán rõ ràng hơn về tình trạng của trẻ. Dựa vào đó, họ sẽ đưa ra những giải pháp can thiệp phù hợp, đặc biệt là trong giai đoạn từ 0 đến dưới 3 tuổi. Việc can thiệp sớm trong giai đoạn này có thể giúp trẻ phát triển đúng hướng và đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ bình thường.
Khi nào nên đưa con đi khám - can thiệp?
Mặc dù việc trẻ chậm nói không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng cha mẹ vẫn cần theo dõi và đưa trẻ đi khám khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Trẻ không phản ứng khi được gọi tên hoặc trẻ đã được 18 tháng tuổi nhưng vẫn chỉ giao tiếp bằng cử chỉ mà không thích nói chuyện.
- Thường xuyên gặp khó khăn trong việc lặp lại những từ ngữ mà cha mẹ nói. Mặc dù trẻ đã 2 tuổi nhưng không thể tự nói trôi chảy 1 câu hay 1 cụm từ, chỉ bắt chước hành động và lời nói của cha mẹ.
- Trẻ không thể nghe theo các chỉ dẫn từ cha mẹ hoặc người thân và thường có giọng nói bất thường.
Phụ nữ số