Giá của loại nguyên liệu 'vàng' Việt Nam có trữ lượng top 2 toàn cầu liên tục phá đáy - sẽ diễn biến ra sao trong năm 2024?
Giá đất hiếm có thể đã chạm đáy và sẵn sàng tăng vào cuối năm nay do nhu cầu từ xe điện (EV) và năng lượng gió trong bối cảnh nước sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới dự kiến sẽ rút lại hạn ngạch gia tăng sản lượng.
- 14-11-2023Sau đất hiếm, Trung Quốc lại cho thấy vị thế chi phối với kim loại được coi là thước đo 'sức khỏe' của nền kinh tế thế giới
- 07-11-2023Không nói chơi, Trung Quốc vừa yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu đất hiếm báo cáo chi tiết đến từng kg để kiểm soát nguồn cung
- 04-11-2023Lào Cai, Yên Bái sẽ là nơi dự trữ khoáng sản đất hiếm
- 16-10-2023Mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới ở Trung Quốc vừa tạo "vận may lớn": Khẳng định ngôi vương!
Đất hiếm là nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học được sử dụng trong các sản phẩm từ tia laser và thiết bị quân sự đến nam châm sử dụng trong xe điện và thiết bị điện tử tiêu dùng. Nhờ các đặc tính hóa học, điện từ, điện quang, hạt nhân và từ tính độc đáo, đất hiếm có giá trị cực kỳ quan trọng, đó là khả năng cải thiện đáng kể hiệu suất, hiệu quả, tuổi thọ và độ tin cậy của các sản phẩm công nghệ.
Giá đất hiếm đã tăng lên mức cao nhất một thập kỷ vào năm 2022, sau đó giảm mạnh vào năm 2023 do sản xuất ở Trung Quốc tăng và tốc độ tăng trưởng nhu cầu chậm hơn dự kiến bởi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hồi phục chậm sau đại dịch Covid-19. Giá praseodymium oxide, một trong những nguyên tố đất hiếm được sử dụng rộng rãi nhất tại Trung Quốc, đã giảm 34% vào năm 2023, trong khi oxit terbium và oxit neodymium tháng 3/2024 giảm giá cả - cuối năm 2020.
Trầm trọng hơn nữa giá oxit neodymium-praseodymium (NdPr), được sử dụng trong nam châm vĩnh cửu, đã giảm 38% trong năm 2023 và gần chạm mức chi phí sản xuất, nhà phân tích Yang Jiawen của SMM cho biết.
Báo cáo của Guolian Securities tháng trước cho biết thị trường oxit NdPr toàn cầu có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt 800 tấn trên toàn cầu vào năm 2024, so với mức dư thừa 6.600 tấn năm 2023.
Nhà phân tích Willis Thomas của CRU Group cho biết: “Chúng tôi dự đoán ít nhiều sẽ có nguồn cung bổ sung vào cuối năm 2024, do nhu cầu bắt kịp nguồn cung thông qua việc doanh số bán xe điện và sản xuất tuabin gió liên tục tăng”.
Hạn ngạch của Trung Quốc
Vào năm ngoái, lần đầu tiên kể từ 2006, Trung Quốc đã ban hành 3 đợt hạn ngạch sản xuất đất hiếm trong một năm, với tổng hạn ngạch trong năm đạt mức cao kỷ lục 255.000 tấn, tăng 21,4% so với năm trước đó.
Tuy nhiên, hạn ngạch của Trung Quốc năm 2024 dự kiến sẽ tăng với tốc độ thấp hơn từ 10% đến 15% so với năm ngoái, các nhà phân tích tại nhà cung cấp thông tin Baiinfo cho biết trong một báo cáo nghiên cứu.
Nhà phân tích Ross Embleton của Wood Mackenzie cho biết: “Chúng tôi thực sự mong đợi một sự gia tăng hạn ngạch sản xuất khác cho cả khai thác và phân tách… nhưng không đến mức như đã thấy vào năm ngoái”.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc, chiếm 70% hoạt động khai thác đất hiếm và 90% sản lượng tinh chế, đã kiểm soát việc cung cấp tài nguyên chiến lược thông qua hệ thống hạn ngạch kể từ năm 2006.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống thị trường