Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong hai tháng
Trong phiên giao dịch 2/7, giá dầu thế giới tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong hai tháng.
- 03-07-2024Không phải OPEC hay Mỹ, đây mới là 'ông trùm' dầu mỏ bí ẩn của thế giới, được hưởng lợi nhiều nhất khi giá dầu tăng
- 19-06-2024Mỹ thực hiện động thái chiến lược để ngăn giá dầu leo thang
- 11-06-2024Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong một tuần
- 07-06-2024Sếp NATO tuyên bố không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; Giá dầu tăng vì áp lực của OPEC+ và ECB giảm lãi; giá vàng tăng lên đỉnh 2 tuần
Trong phiên giao dịch 2/7, giá dầu thế giới tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong hai tháng nhờ kỳ vọng nhu cầu gia tăng trong mùa hè và lo ngại xung đột Trung Đông có thể lan rộng và làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu.
Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 1,60 USD (1,9%) lên 86,60 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,84 USD (2,3%) lên 83,38 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất của giá dầu Brent kể từ ngày 30/4 phiên thứ ba liên tiếp và là mức cao nhất của dầu WTI kể từ ngày 26/4.
Các nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates nhận định giá năng lượng đang khởi đầu tuần mới với mức tăng mạnh mẽ nhờ lực đẩy từ căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trong tháng này.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), cùng với các đồng minh, còn gọi là OPEC+, đã gia hạn hầu hết các chương trình cắt giảm sản lượng dầu đến năm 2025.
Việc cắt giảm sản lượng này khiến các nhà phân tích dự báo nguồn cung sẽ thiếu hụt trong quý III do nhu cầu vận tải và sử dụng điều hòa không khí trong mùa hè. Nhu cầu nhiên liệu tăng đã giúp giá các chế phẩm dầu của Mỹ tăng khoảng 3% trong phiên 1/7 với giá dầu diesel kỳ hạn đóng cửa ở mức cao nhất trong 10 tuần và giá xăng kỳ hạn đóng cửa ở mức cao nhất trong 8 tuần.
Hiện nay, giới đầu tư vẫn đang chờ đợi thêm tín hiệu về thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất, với việc tập trung vào bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell, biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Fed và số liệu về thị trường lao động phi nông nghiệp của Mỹ.
Fed đã tăng lãi suất mạnh mẽ trong năm 2022 và 2023 để kiềm chế lạm phát gia tăng. Lãi suất cao hơn đã làm tăng chi phí đi vay đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu về dầu.
VTV