Già hóa dân số khủng khiếp, nhưng liệu có thể thờ ơ với bùng nổ dân số?
Khi chính phủ các nước triển khai mục tiêu SDGs vào năm 2015, nhiều chuyên gia đã rất ngạc nhiên bởi vấn đề giảm tăng trưởng dân số lại không được đề cập.
- 22-09-2019Bên trong chợ Đồng Xuân ở Đức
- 22-09-2019Chủ tịch Công ty May sông Hồng: Đành mặc kệ các "học giả" trên trời tranh cãi mỗi việc thêm hay bớt giờ làm việc, bao giờ cạn kiệt sức lực thì thôi…
- 22-09-2019Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, vay vốn Trung Quốc, bị nhiều phụ thuộc
Vào ngày 24-25/9 sắp tới, các nhà lãnh đạo khắp thế giới sẽ họp tại trụ sở Liên Hợp Quốc để xem lại tiến trình của Chương trình nghị sự 2030 cũng như 17 mục tiêu SDGs. Các mục tiêu này có vai trò “chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta và đảm bảo sự phồn thịnh cho mọi người”, đã tóm lược bức tranh toàn cầu chúng ta mong muốn được thấy vào năm 2030.
Những thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt hiện nay chủ yếu đến từ việc tiêu dùng quá mức và vấn đề bùng nổ dân số. Các nhà lập chính sách thường gặp phải thất bại trong việc gộp chung 2 vấn đề này để tìm hướng giải quyết, và thường sẽ bỏ mặc vấn đề thứ hai.
Những tác động của con người tới môi trường toàn cầu có sự ảnh hưởng của quy mô dân số và lượng tiêu dùng bình quân đầu người. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc đã xếp tăng trưởng dân số và tăng trưởng lượng tiêu dùng là 2 nguyên nhân chính của sự ấm lên của khí hậu toàn cầu.
Lượng tiêu thụ tài nguyên bình quân đầu người và mức ô nhiễm khí nhà kính được ghi nhận ở mức cao nhất tại các nước phát triển. Trong khi đó sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đang là nguyên nhân gây ra sự thu hẹp của diện tích rừng và ảnh hưởng tới đa dạng sinh học.
Khi chính phủ các nước triển khai mục tiêu SDGs vào năm 2015, nhiều chuyên gia đã rất ngạc nhiên bởi vấn đề giảm tăng trưởng dân số lại không được đề cập. Nhà nhân khẩu học Joseph Chamie đã bày tỏ sự quan ngại trước sự thờ ơ về vấn đề này của Liên hợp quốc. Nhà kinh tế học Partha Dasgupta của Đại học Cambridge và các đồng nghiệp đều đồng tình rằng, vấn đề bùng nổ dân số nên được công chúng quan tâm hơn. Gần đây nhất, nhà nhân khẩu học Massimo Livi Bacci thì viết rằng: “Vấn đề dân số đã được coi là không liên quan tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, tuy nhiên những bằng chứng thực tế đã cho thấy điều ngược lại".
Từ những năm 1960 đến năm 2000, dân số thế giới đã tăng gấp đôi từ 3 tỷ lên 6 tỷ người. Tốc độ tăng rất nhanh này góp phần gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường đất, sông, hồ, đại dương và sự quá tải ở các đô thị lớn. Nhu cầu về đất nông nghiệp và nước sạch theo đó cũng tăng theo.
Mặc dù đã có những cải biến lớn về công nghệ trong nông nghiệp, nạn đói vẫn là nguyên nhân gây ra cái chết cho hàng triệu người trong vòng 40 năm này. Tại các nước đang phát triển, bùng nổ dân số đang đẩy những người nghèo phải đối mặt với rủi ro lớn hơn về bệnh tật, ô nhiễm, bão lũ, hạn hán…
Hiện dân số thế giới đang sắp chạm ngưỡng 8 tỷ người và dự báo sẽ tăng tới 11 tỷ người vào năm 2100. Sự gia tăng này có thể khiến vấn đề ô nhiễm càng nghiêm trọng, yêu cầu về lương thực tăng gấp đôi dưới những điều kiện khó khăn (vì khí hậu ngày càng thất thường). Kết quả là sẽ càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi những cuộc xung đột và nạn đói.
Khi nhiều nhà nghiên cứu và lập chính sách xem sự gia tăng dân số nhanh chóng là một điều hiển nhiên phải đến, nhiều người dân trên thế giới lại nhận thức được vấn đề này cũng như rủi ro mà nó mang lại. Vào một cuộc khảo sát năm 2014 của Tổ chức đối mặt với những vấn đề toàn cầu, phần đông trong số 9,000 đối tượng được khảo sát tại 9 quốc gia khác nhau (hầu hết là các nước phát triển) đều xem tăng trưởng dân số là một mối nguy tiềm ẩn với nhân loại.
Tuy nhiên, sự gia tăng lớn về dân số trong thế kỷ này là hoàn toàn có thể tránh được. Quy mô dân số năm 2100 có thể bị ảnh hưởng bởi các chương trình dân số của chính phủ, của cộng đồng quốc tế cũng như bởi lựa chọn của các cá nhân.
Quá trình giảm thiểu tốc độ tăng dân số không thể có kết quả trong ngắn hạn, tới năm 2030 cũng không khả thi. Nhưng chúng ta có thể thiết lập xu hướng dân số đạt tới đỉnh và chuyển sang suy giảm ở mọi quốc gia. Điều này không chỉ khả thi ở những nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển, nơi sự suy giảm dân số và lợi ích nó đem lại thường bị kháng lại bởi nỗi lo về sự già hóa dân số.
Quyền về sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đều được đề cập ở mục tiêu SDG 3 (về sức khỏe) và SDG 5 (bình đẳng giới). Nhưng cả 2 mục tiêu này đều không nhắm tới vấn đề giảm thiểu tăng trưởng dân số một cách rõ ràng. Tất cả các mục tiêu SDGs đều không có hàm ý rõ ràng về vấn đề này.
Kết quả, có một khả năng lớn là thế giới sẽ không hoàn thành được các mục tiêu mà Chương trình nghị sự về phát triển bền vững tới năm 2030 của Liên hợp quốc đã đề ra. Đặc biệt ở các nước có tỷ lệ sinh là cao trong một thời gian dài. Và bằng cách đề ra một mục tiêu mới về kiểm soát tốc độ tăng dân số, thế giới vẫn có khả năng hoàn thành được Chương trình trên.