MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá khí đốt giảm 67% trong 1 năm qua nhưng 'còn quá sớm để nghĩ rằng đây là tín hiệu tốt cho cả năm 2023'

24-04-2023 - 12:04 PM | Thị trường

Giá khí đốt giảm 67% trong 1 năm qua nhưng 'còn quá sớm để nghĩ rằng đây là tín hiệu tốt cho cả năm 2023'

Châu Âu đã vượt qua mùa đông năm 2022 với lượng hàng tồn kho cao kỷ lục, giá khí đốt theo đó cũng giảm mạnh trong những tháng qua.

Theo nghiên cứu hàng quý của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, trong năm nay, giá khí đốt trên thị trường toàn cầu đang trải qua một đợt tạm lắng, nhưng giá “có thể bùng nổ trở lại vì bất cứ lý do gì”.

“Chỉ cần nhu cầu của châu Âu hoặc châu Á phục hồi một chút ít nhằm tranh thủ thời cơ giá rẻ, hay mùa đông trở nên khắc nghiệt, hay lại gián đoạn nguồn cung như trường hợp của kho cảng hóa lỏng Freeport năm 2022 (ở Texas, Mỹ). Bất kỳ yếu tố nhỏ nào cũng dễ dàng phá vỡ tình trạng “cân bằng hiện tại”.

Báo cáo nói thêm: “Lúc này là còn quá sớm để nghĩ rằng đây là những tín hiệu tốt cho cả năm 2023”. Cũng theo các tác giả, giá khí đốt tự nhiên trên thị trường, vốn gián tiếp ảnh hưởng đến giá của người tiêu dùng đầu cuối, vẫn “cao hơn nhiều so với mức bình quân của 5 năm qua”.

Giá khí đốt giảm 67% trong 1 năm qua nhưng 'còn quá sớm để nghĩ rằng đây là tín hiệu tốt cho cả năm 2023' - Ảnh 1.

Giá khí đốt tự nhiên lao dốc mạnh trong năm 2023.

Giá khí đốt đã giảm đáng kể vào tháng 1/2023. Sau đó, vào tháng 4/2023, giá tiếp tục giảm thêm “33%” trên sàn TTF và “gần 25%” trên sàn JKM, so với giá của tháng 1.

Trước hết, trữ lượng tồn kho khí đốt của châu Âu sau mùa đông đạt “mức cao kỷ lục trong quý đầu tiên của năm 2023”. Do đó, việc Ủy ban Châu Âu đặt mục tiêu lấp đầy 90% dung tích của các kho trữ trước ngày 1 tháng 11 là một quyết định hợp lý.

Bên cạnh đó, mức tiêu thụ khí đốt ở châu Âu duy trì mức thấp so với năm trước (-13% trong quý I/2023 so với quý I/2022). Ngoài ra, nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thế giới đang “tăng nhẹ” so với năm 2022, còn nhu cầu nhập khẩu LNG hàng quý thì giảm ở những nơi bên ngoài châu Âu. Tuy nhiên, các tác giả nhận định: “Một trong những câu hỏi lớn hiện nay, là liệu Trung Quốc dỡ bỏ những hạn chế phòng dịch Covid-19 sẽ có tác động như thế nào đến thị trường năng lượng”.

Theo Viện Oxford, trong số những yếu tố có thể tác động giá thêm một lần nữa, có nguy cơ xuất khẩu từ Nga tiếp tục giảm. Theo đó, dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine có thể sẽ dừng lại, hoặc châu Âu thực hiện những biện pháp mạnh mẽ hơn để trừng phạt hoạt động nhập khẩu LNG của Nga.

Cùng theo Bloomberg, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể tăng cao hơn trong bối cảnh dự báo thời tiết lạnh hơn và êm dịu hơn có thể thúc đẩy nhu cầu vào thời điểm mà việc ngừng sản xuất được thiết lập để hạn chế khối lượng có sẵn để nạp lại các kho dự trữ.

Thị trường trong nước

Giá gas bán lẻ trong nước từ 1/4 ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay. Cụ thể, so với tháng 3, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng giảm từ 58.000-62.000 đồng, loại 45 kg giảm khoảng 220.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.

Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/4, giá gas của công ty này sẽ giảm 62.000 đồng/bình 12 kg, tương đương mức giảm 5.167 đồng/kg (đã bao gồm VAT). Với mức giảm này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 399.000 đồng/bình 12 kg.

Tương tự, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro giảm 4.833 đồng/kg. Như vậy, bình gas loại 12 kg của doanh nghiệp này đến tay người tiêu dùng giảm 58.000 đồng/bình.

Thương hiệu gas Petrolimex tại Hà Nội điều chỉnh giảm gần 60.000 đồng/bình 12 kg và hơn 237.000 đồng/bình 48 kg từ ngày 1/4. Do đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 405.240 đồng/bình 12 kg; Đối với bình 48 kg sẽ còn 1.620.960 đồng/bình.

Giá khí đốt giảm 67% trong 1 năm qua nhưng 'còn quá sớm để nghĩ rằng đây là tín hiệu tốt cho cả năm 2023' - Ảnh 2.

Giá khí đốt giảm 67% trong 1 năm qua nhưng 'còn quá sớm để nghĩ rằng đây là tín hiệu tốt cho cả năm 2023' - Ảnh 3.

Giá gas Thương hiệu Petrolimex tháng 4.

Nguyên nhân giá gas trong nước quay đầu giảm mạnh là do giá gas thế giới tháng 4 chốt ở mức 550 USD/tấn, giảm 180 USD/tấn so với tháng 3. Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm theo.

Tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước đã có 3 lần giảm và 1 lần tăng vào đầu tháng 2. Trước đó, trong tháng 3/2023, giá cũng đã giảm 16.000 đồng/bình 12 kg.

Theo nhà nhà phân tích năng lượng Talon Custer của Bloomberg Intelligence, tình trạng dư thừa khí đốt trong ngắn hạn sẽ gây áp lực lên giá LNG trong vài tuần tới và có thể kéo các chỉ số giá khí đốt đi xuống thậm chí có thể “chạm đáy”.

Tuy nhiên, ông Custer cũng cho rằng tình trạng dư thừa hiện tại có thể không duy trì lâu bởi giá khí đốt rẻ sẽ kéo nhu cầu lên cao.

Tham khảo: AFP

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên