Giá lợn hơi xuống quanh mức 80.000 đồng/kg, nhiều địa phương tái đàn 100%
Giá lợn tiếp tục giảm 1.000 - 4.000 đồng/kg khi lượng thịt lợn nhập khẩu lớn, việc tái đàn được các địa phương làm tốt đã tăng nguồn cung.
- 28-08-2020Thịt từ loại lợn có lông xù như lông cừu đắt hàng như tôm tươi nhờ hương vị đậm đà và mềm đến mức như tan trong miệng
- 26-08-2020Giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn ở chợ giảm nhỏ giọt
- 25-08-2020Giá thịt heo xuống thấp nhất 3 tháng qua
Giá thịt lợn hơi 3 miền đều giảm
Giá lợn tại miền Bắc tiếp tục đà giảm, dao động trong khoảng từ 78.000 - 82.000 đồng/kg. Tại tỉnh Tuyên Quang, nơi có giá lợn tốt nhất khu vực miền Bắc, giảm xuống mức 78.000 đồng/kg. Tại tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội giá thịt lợn hơi xuống mức 80.000 - 81.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với tuần trước. Các địa phương còn lại như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định… giá thịt lợn hơi không thay đổi, hiện được thu mua từ 80.000 - 82.000 đồng/kg.
Tại miền Trung - Tây Nguyên, giá thịt lợn hơi tiếp tục giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg, khoảng từ 79.000 - 83.000 đồng/kg. Quảng Ngãi giá thịt lợn đang ở mức 79.000 đồng/kg, đây là địa phương có giá thấp nhất toàn miền Trung - Tây Nguyên.
Giá lợn hơi xuống quanh mức 80.00 đồng/kg, nhiều địa phương tái đàn trên 100%.
Khu vực các tỉnh miền Nam, lợn hơi trong khoảng từ 78.000 - 83.000 đồng/kg. Cụ thể, các tỉnh Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương, Đồng Tháp, An Giang… giá lợn hơi đi ngang, hiện đang dao động từ 80.000 - 83.000 đồng/kg. Tại tỉnh Vĩnh Long, Bạc Liêu giá lợn hơi được thu mua với mức thấp nhất toàn miền Nam là 78.000 đồng/kg.
Nhập khẩu thịt và tái đàn phát huy tác dụng
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong 7 tháng đầu năm 2020, 130 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hơn 93.248 tấn thịt lợn các loại, tăng 223% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng thịt này được nhập chủ yếu từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Mỹ, Tây Ban Nha và Nga.
Đặc biệt, để tăng thêm nguồn cung, giúp giá thịt lợn trong nước dần hạ nhiệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép Cục Thú y thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm. Doanh nghiệp của Việt Nam đăng ký kiểm dịch nhập khẩu hơn 5 triệu con lợn sống từ Thái Lan.
Căn cứ thống kê của 63 tỉnh, đến cuối tháng 7/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 25,18 triệu con, tương đương 81,9% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi (trên 31 triệu con vào 31/12/2018). 12 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn lợn trên 100%. Bình Phước là tỉnh có mức tái đàn lợn cao nhất cả nước đạt 164,7%, tiếp đến là Bình Định, Kon Tum, Đắc Nông, Quảng Ngãi, Yên Bái; Hòa Bình...
TS Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ở Việt Nam rất lớn, khi bữa ăn người Việt 70% là thịt lợn. Dịch bệnh khiến số lượng đàn lợn giảm và người chăn nuôi không tái đàn nên giá thì lợn thời gian dài neo ở mức cao.
“Các giải pháp cả trước mắt đến lâu dài là các địa phương thực hiện tái đàn an toàn đã phát huy hiệu quả. Giá thịt lợn đã xuống. Viện Chăn nuôi đang lưu giữ khoảng 1.300 con lợn nái, bình quân mỗi tháng sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 450 con lợn nái hậu bị ông bà, bố mẹ và từ đó sẽ sản xuất ra hàng nghìn con lợn giống, đảm bảo cho tái đàn các địa phương” - TS Phạm Công Thiếu nói.
Từ việc doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn đến việc các địa phương chủ động tái đàn đã “kéo” giá thịt lợn xuống mức 80.000 đồng/kg và thời gian tới có thể tiếp tục xuống./.
VOV