Giả mạo Hiếu PC đi lừa tiền và cái kết
Hiếu PC này lạ lắm!
- 02-06-2023Top website hàng đầu thế giới: "Mẹ" của ChatGPT vẫn thua xa các trang phim ''người lớn''
- 02-06-2023Bất ngờ nhận được tiền ''chuyển nhầm" tài khoản, chủ tài khoản nên làm gì?
Mới đây, anh Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), chuyên gia bảo mật tại dự án Chống Lừa Đảo (chongluadao.vn) đã chia sẻ thông tin về người giả danh bản thân để lừa đảo người dùng.
Cụ thể, chia sẻ trên hội nhóm Chống Lừa Đảo lẫn trang cá nhân, Hiếu PC cho biết, có một cá nhân dùng nick Telegram với tên gọi Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) nhằm lừa đảo người dùng lấy tiền.
Kẻ giả danh này nhắn tin cho người dùng hứa hẹn sẽ lấy lại tiền bị lừa đảo nhưng phải chuyển cho 500 USDT (một loại tiền ảo).
Hiếu PC đã điều tra và biết được tài khoản này đã đổi tên rất nhiều lần và tham gia vào nhiều hội nhóm xấu khác nhau.
Anh cho biết có thể nhận biết Hiếu PC thật và Real có thể phân biệt như sau:
“1/ Không bao giờ PM hay nhắn tin cho ai trước.
2/ Chỉ sử dụng email info@chongluadao.vn để hỗ trợ nạn nhân.
3/ Có group hỗ trợ cộng đồng: https://t.me/cld_community (các admin cũng không bao giờ PM hay nhắn tin cho bất kì ai, cứ ai nhắn cho bạn trước qua Telegram, 99% là không nên tin tưởng).
4/ fun fact: Hiếu PC thật chỉ nói web, chứ không phải wed như trong hình”.
Trước đó, cũng trên trang cá nhân của mình Hiếu PC đã chia sẻ một cách thức lừa đảo tuy không mới nhưng nhiều người vẫn có nguy cơ mắc bẫy của kẻ xấu.
Anh viết: "Các bạn đang làm nghề in ấn, giao dịch hay mua bán hàng online, cũng như những người làm nghề quảng cáo, truyền thông... Nói chung, cứ thường ngày mà bạn hay nhận những tệp file, hình ảnh... thì tốt nhất nên cẩn thận."
Theo chuyên gia bảo mật tại dự án Chống Lừa Đảo "Vì hacker bây giờ đang nhắm vào các đối tượng nạn nhân như trên để thả mã độc nhầm đánh cắp thông tin dữ liệu trên máy tính của bạn."
Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC cho biết, thông thường kịch bản nhận biết chiêu trò lừa đảo này sẽ như sau:
1. Đầu tiên, hacker sẽ gửi file hình ảnh, nội dung gửi qua bạn dưới dạng đường link hoặc tệp đính kèm. Dưới dạng file nén .zip hoặc.rar, đôi khi có mật khẩu kèm theo để mở file giải nén.
2. Sau khi mở ra thì thường những file có đuôi như .exe, .bat, .scr, .lnk, .rtf, .pdf, .doc, .xls
3. Kế đến sau khi nạn nhân click vào sẽ kích hoạt mã độc và lúc này toàn bộ thông tin bị đánh cắp ngay lập tức như mật khẩu, cookies... trên các trình duyệt của máy tính. Một số thì khi vừa click vào các đuôi file như trên, thì khoảng vài giây sau sẽ hiện ra một số file hình ảnh linh tinh để nhầm đánh lạc hướng nạn nhân.
Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC khuyến cáo mọi người nên chia sẻ rộng rãi cho những người thân, bạn bè,... cẩn trọng hơn. Nếu không thì việc 'bay màu' Facebook là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngô Minh Hiếu, hay còn được gọi là Hiếu PC, là một cái tên không quá xa lạ với giới công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam. Anh đang giữ vai trò chuyên gia kỹ thuật Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Anh còn được biết đến với việc tích cực hoạt động trên các trang mạng xã hội, thông qua dự án chongluadao.vn nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức người dùng về các rủi ro lừa đảo mạng.
Top website hàng đầu thế giới: "Mẹ" của ChatGPT vẫn thua xa các trang phim ''người lớn''
Nhịp sống thị trường