MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá nhập khẩu giảm mạnh, Việt Nam mua một mặt hàng gần 30 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm, gần bằng cả năm 2022

30-08-2023 - 13:58 PM | Thị trường

Là một trong 3 quốc gia sở hữu trữ lượng có thể khai thác lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn nhập khẩu hàng chục tấn nhiên liệu này mỗi năm.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu 29,5 triệu tấn than, tương đương 4,3 tỷ USD. So với hai năm gần nhất, mức nhập than của 7 tháng năm 2023 của Việt Nam bằng 93% tổng lượng than nhập của cả năm 2022 (31 triệu tấn), bằng 81% năm 2021 (36 triệu tấn). Điều này cho thấy, xu hướng nhập khẩu than về Việt Nam tăng mạnh sau 2 năm ảnh hưởng Covid-19.

Mức nhập khẩu than trong 7 tháng qua bình quân ước đạt 4 triệu tấn/tháng. Nếu so với năm 2020, năm Việt Nam nhập khẩu số lượng than lớn hơn 54,8 triệu tấn, tương đương khoảng 4,5 triệu tấn/tháng.

Kim ngạch nhập khẩu than tương đương 4,3 tỷ USD (tương đương gần 105.000 tỷ đồng), giảm 600 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Mức giá bình quân mỗi tấn than nhập khẩu 7 tháng năm 2023 là 152,78 USD (khoảng 3,7 triệu đồng), thấp hơn 98,78 USD (2,4 triệu đồng) so với mức giá than nhập khẩu bình quân 7 tháng năm 2022.

Giá nhập khẩu giảm mạnh, Việt Nam mua một mặt hàng gần 30 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm, gần bằng cả năm 2022 - Ảnh 1.

Về xuất xứ các mặt hàng than nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu than lớn nhất từ 3 nước là Úc, Indonesia, Nga, một phần của Trung Quốc. Lượng than nhập khẩu từ các nước này là hơn 26,1 triệu tấn, chiếm gần 89% tổng lượng nhập.

Giá than nhập từ 4 nước kể trên theo báo cáo của Tổng cục Hải quan rẻ hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lượng than nhập của các thị trường này gia tăng mạnh so với 7 tháng trước đó.

Cụ thể, chỉ riêng thị trường Úc trong 7 tháng qua, các doanh nghiệp Việt Nam nhập hơn 12,5 triệu tấn, hơn 2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hơn 2,13 tỷ USD, giảm hơn 860 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập than từ Úc hiện chỉ khoảng 3,9 triệu đồng tấn, thấp hơn 2,66 triệu đồng/tấn so với giá bình quân 7 tháng năm 2022 (6,56 triệu đồng/tấn).

Lượng than nhập 7 tháng từ Nga qua dao động 2,1 triệu tấn, tăng hơn 600.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch là hơn 448 triệu USD, tương đương khoảng 4,9 triệu đồng/tấn. Giá than nhập từ Nga thấp hơn 1,6 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm 2022 (6,5 triệu đồng/tấn).

Than Trung Quốc, 7 tháng qua các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhập vỏn vẹn hơn 168.500 tấn, kim ngạch hơn 50,5 triệu USD. Lượng nhập khẩu giảm gần 400.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Giá nhập than từ Trung Quốc về Việt Nam thời gian qua cao nhất trong các nước cung ứng than cho Việt Nam 6,8 triệu đồng/tấn. Mức này giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước khoảng 12,1 triệu đồng/tấn.

Với than nhập từ Indonesia, đạt hơn 11,4 triệu tấn, tăng hơn 5,22 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hơn 1,3 tỷ USD, tăng hơn 300 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Mức giá nhập khẩu bình quân than từ Indonesia về Việt Nam trong 7 tháng qua là 2,6 triệu đồng/tấn, giảm hơn 1,1 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, Việt Nam là một trong 3 quốc gia có trữ lượng than có thể khai thác lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á: Indonesia (34,87 tỷ tấn), Việt Nam (3,36 tỷ tấn) và Thái Lan (1,06 tỷ tấn). Theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, trữ lượng than tại Việt Nam phân bố tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc và bể than Sông Hồng.

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh là trung tâm khai thác than, nhiệt điện, vật liệu xây dựng của cả nước. Riêng khai khoáng, Quảng Ninh có khoảng 140 mỏ và điểm quặng như than đá, đá vôi, cao lanh, sét, thủy tinh... Hơn nữa, gần 90% trữ lượng than cả nước nằm ở Quảng Ninh.

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên