MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gia nhập TPP, đừng chỉ trông vào lợi nhuận bèo từ may gia công

May gia công chỉ đem lại lợi nhuận thấp trên một sản phẩm làm ra trong khi đó nếu nhận thêm cả khâu thiết kế đến tìm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, biên lợi nhuận có thể tăng lên gấp đôi.

Thử tượng tựơng, bạn là chủ một doanh nghiệp dệt may và ngay ngày mai, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đựơc ký kết. Sẽ rất nhanh chóng các đơn đặt hàng tới tấp tìm đến doanh nghiệp dệt may của bạn.

Là ông chủ/bà chủ của doanh nghiệp này, bạn sẽ phải xoay vốn để tăng công suất rồi mở rộng quy mô nhằm đáp ứng các đơn hàng này.

Nếu như doanh nghiệp bạn đang điều hành là VGG, TCM , (những doanh nghiệp sở hữu chuỗi dệt may khép kín, đáp ứng tiểu chí từ sợi trở đi của TPP), cơ hội kinh doanh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong tổng số hơn 6.000 doanh nghiệp dệt may, số doanh nghiệp may chiếm tới 70% và các nhà sản xuất trong nước vẫn đang chủ yếu xuất khẩu theo phương thức CMT (cắt - ráp - hoàn thiện).

Do vậy, các doanh nghiệp dệt may muốn hoạt động trong TPP buộc phải mở rộng hoạt động, tăng quy mô. Và khi đó, bài toán về quản lý chuỗi cùng với kiểm soát chất lượng sẽ lộ rõ hơn. Đã có những trường hợp, một đơn hàng chỉ cần một vài mẫu có sai xót, toàn bộ sản phẩm đã xuất đi có thể bị trả lại, doanh nghiệp phải chịu các chi phí phát sinh cùng với đó là các khoản tiền phạt.

Đấy là chưa kể đến nỗi lo không tuyển được lao động giá rẻ đó đặc tính thâm dụng lao động của lĩnh vực dệt may.

Biên lợi nhuận cao hơn khi làm ODM, OBM

Thực tế, ngay cả những doanh nghiệp đã làm được OBM (tự thiết kế và ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa trong và ngoài nước cho thương hiệu riêng của mình) và sở hữu chuỗi khép kín như VGG, TCM, biên lợi nhuận gộp cũng chưa thực sự cao.

Mặc dù đầu tư lớn nhưng không nhiều doanh nghiệp trên sàn đạt được biên lợi nhuận gộp từ 18-19% như TNG .

Tuy nhiên nếu trừ đi các chi phí quản lý doanh nghiệp, bán hàng, chi phí tài chính, biên lợi nhuận ròng của hầu hết các doanh nghiêp này nhận về thường chỉ từ 3-5%.

Điều này cho thấy mảng gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Khi nhận được đơn hàng, người mua cũng đi kèm các điều khoản chỉ định luôn nhà cung cấp, có thể là nhà cung cấp Trung quốc hoặc trong nước. Do vậy, rất khó có thể đòi lợi nhuận cao hơn từ một sản phẩm dệt may xuất khẩu.

Để lãi hơn, doanh nghiệp cần phải tìm cách mở rộng sang làm ODM (khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất từ thu mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển).

Trong buổi gặp mặt nhà đầu tư trước thềm ĐHĐCD thường niên 2015, Chủ tịch HĐQT của TNG, ông Nguyễn Văn Thời, cho biết ODM hiện chỉ chiếm 5% cơ cấu doanh thu và tới năm 2020 tỷ trọng mảng này mới tăng lên 25%.

Cũng theo ông Thời, biểu thuế cao đang áp tại Mỹ (17-18%), Châu Âu (9-10%) sẽ được gỡ bỏ nhưng đối tượng hưởng lợi lớn lại là những nhà nhập khẩu.

Vì vậy, chỉ có phát triển ODM và các phương thức cao hơn, doanh nghiệp Việt mới hưởng lợi lớn từ TPP. Theo tiết lộ của ông Thời, lợi nhuận biên của ODM có thể lên đến 40% gấp đôi lợi nhuận của mảng FOB.

Theo Mai Hương

BizLIVE

Trở lên trên