Giá rẻ chưa từng có, một mặt hàng của Lào đang ồ ạt tràn vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, là “cứu tinh” của loạt nông sản Việt
Giá nhập khẩu mặt hàng này từ Lào đã giảm đến 54% so với cùng kỳ.
- 07-09-2023Một mặt hàng giá rẻ của Việt Nam đang đổ bộ vào Hàn Quốc: Được người dân cực kỳ ưa chuộng, xuất khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm
- 05-09-2023Không phải Nga hay Saudi, đây mới là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Việt Nam: Nhập khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm, giá giảm sâu kỷ lục
- 04-09-2023Kỳ vọng thay thế Nga, nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu bất ngờ bị lung lay, giá tăng mạnh trở lại
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2023, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 7/2023 đạt 306.179 tấn với kim ngạch hơn 86,4 triệu USD, giảm 26,3% về lượng và giảm mạnh 34,2% so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam đạt hơn 2 triệu tấn với kim ngạch hơn 674,8 triệu USD, tăng 2,8% về lượng nhưng giảm 26,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Giá nhập khẩu phân bón bình quân trong 7 tháng đầu năm đạt 336 USD/tấn, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét về thị trường, Lào đang là nhà cung cấp phân bón các loại lớn thứ 3 của Việt Nam và đang ghi nhận sản lượng tăng kỷ lục trong 7 tháng đầu năm. Cụ thể, trong tháng 7, nhập khẩu phân bón các loại từ Lào đạt 33.313 tấn với kim ngạch hơn 10,1 triệu USD, tăng 761% về lượng và tăng 273% về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này từ Lào đạt 140.647 tấn với kim ngạch hơn 52,7 triệu USD, tăng 67,7% về lượng và tăng 8,56% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý, giá nhập khẩu phân bón các loại từ thị trường này ghi nhận mức sụt giảm đáng kể. Trong 7 tháng đầu năm 2023, giá nhập khẩu phân bón từ Lào đạt 375 USD/tấn, giảm mạnh 54% so với 579 USD/tấn trong 7 tháng đầu năm 2022.
Như vậy, tính hết hết tháng 7/2023, Lào chiếm tỷ trọng hơn 7% về lượng và chiếm 8% về trị giá trong cơ cấu nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.
Trong năm 2022, Việt Nam đã chi hơn 92,1 triệu USD nhập khẩu phân bón từ Lào với 161.796 tấn, như vậy sản lượng trong 7 tháng đầu năm đã chiếm 87% so với tổng sản lượng nhập khẩu trong cả năm 2022.
Về mặt hàng phân bón, sau khi tăng nóng trong năm 2022 và liên lục lập đỉnh do các yếu tố về nguồn cung và xung đột giữa Nga và Ukraine thì bước sang năm 2023, giá mặt hàng này đã quay đầu giảm mạnh do nguồn cung dần ổn định trở lại. Phân bón là mặt hàng quan trọng đối với Việt Nam, góp phần đáng kể tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản trong bối cảnh Việt Nam có những mặt hàng nông sản quan trọng xuất khẩu thu về hàng tỷ USD hàng năm.
So với cùng kỳ năm trước, hiện giá phân bón đã giảm 30% - 50% tùy loại. Đây là mức thấp nhất trong vòng 02 năm trở lại đây. Theo ghi nhận, hiện giá phân bón Urê Cà Mau, Phú Mỹ dao động khoảng 520.000 - 550.000 đồng/bao 50kg; DAP Hồng Hà có giá khoảng 1,05 - 1,1 triệu đồng/bao 50kg; Kali khoảng 670.000 - 700.000 đồng/bao 50kg; NPK 16-16-8 khoảng 730.000 - 800.000 đồng/bao 50kg…
Trong những tháng cuối năm 2023, nhiều chuyên gia dự báo giá phân ure thế giới trong thời gian tới sẽ tăng nhẹ theo xu hướng biến động của giá than và khí nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, việc Nga áp đặt hạn ngạch mới ở mức 16,3 triệu tấn cho xuất khẩu phân bón với 10,66 triệu tấn hạn ngạch áp dụng cho phân Ure, UAN và AN, có hiệu lực từ ngày 1/6 đến ngày 30/11/2023 cũng là yếu tố có thể khiến giá phân ure tăng trong những tháng cuối năm.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư