Một mặt hàng giá rẻ của Việt Nam đang đổ bộ vào Hàn Quốc: Được người dân cực kỳ ưa chuộng, xuất khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm
Mặt hàng này đã chứng kiến mức tăng kỷ lục tại xứ sở kim chi.
- 05-09-2023Sau dầu thô, Nga bất ngờ tung một loại nông sản giá rẻ ra thị trường: Là mặt hàng Nga xuất khẩu hàng đầu, quốc gia nhập khẩu số 1 thế giới vừa “chốt đơn” nửa triệu tấn
- 05-09-2023Không phải Nga hay Saudi, đây mới là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Việt Nam: Nhập khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm, giá giảm sâu kỷ lục
- 01-09-2023Một mặt hàng của Nga đang tràn vào Việt Nam với giá rẻ kỷ lục: Nhập khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 7/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 830 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu tôm giảm 10% đạt khoảng 345 triệu USD, cá tra đạt 150 triệu USD, giảm 20%, cá ngừ giảm nhẹ 3% và các loại cá khác giảm 12% so với tháng 7/2022.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản thu về gần 5 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó cá tra giảm sâu nhất với 36%, tôm và cá ngừ giảm 27%. Những thị trường tiêu thụ hải sản của Việt Nam lớn nhất gồm Nhật Bản, chiếm 28,5%, Mỹ 15%, Hàn Quốc 11%, EU chiếm 9%.
Đáng chú ý trong khi xuất khẩu cá ngừ đang ghi nhận xu hướng giảm chung thì thị trường này đang được coi là “điểm sáng” của ngành cá ngừ Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu cá ngừ của nước ta vào thị trường Hàn Quốc đã tăng mạnh. Trong 7 tháng năm 2023, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này mang về hơn 7 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang Hàn Quốc, cá ngừ đóng hộp đang ghi nhận mức tăng 468% so với cùng kỳ năm 2022. 7 tháng đầu năm 2023, giá trung bình xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Hàn Quốc dao động từ 3,2 – 3,5 USD/kg. Giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ hấp đông lạnh sang thị trường này dao động từ 4,7 – 6,0 USD/kg.
Mặc dù đồng won đang bị mất giá mạnh so với đồng USD khiến cho giá cá ngừ nhập khẩu tăng cao, tuy nhiên do sản lượng đánh bắt của các đội tàu giảm nên Hàn Quốc phải tăng nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Sự gia tăng nhập khẩu này diễn ra trong bối cảnh kinh tế suy thoái khiến cho người dân Hàn Quốc thắt chặt tiêu dùng hơn, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản có giá rẻ như cá ngừ đóng hộp tăng.
Đối với Hàn Quốc, Việt Nam là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 8 của quốc gia này, đồng thời giữ vị trí là nhà cung cấp lớn nhất cá ngừ chế biến và đóng hộp cho xứ sở kim chi, cao hơn cả Thái Lan và Italy. Đáng chú ý, theo VASEP, trong khi tổng nhập khẩu cá ngừ của Hàn Quốc giảm chung 7% về khối lượng nhưng nhập khẩu từ Việt Nam lại tăng mạnh.
Các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp của Việt Nam đang chiếm tới gần 77% tổng nhập khẩu nhóm sản phẩm này của Hàn Quốc. Thái Lan đứng thứ 2 với thị phần 16%. Tiếp đó, Philippines với 1,3%.
Dự báo hết năm 2023, xuất khẩu thủy sản sẽ thu về khoảng trên 9 tỷ USD, giảm 15%-16% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu tôm dự báo sẽ mang về 3,5-3,6 tỷ USD, giảm 16% - 18% so với cùng kỳ năm trước. Cá tra giảm 28% đạt 1,7 – 1,8 tỷ USD. Xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc sẽ giảm khoảng 14 -15% đạt lần lượt 870 triệu USD và 650 triệu USD. Xuất khẩu cá biển sẽ ước đạt 1,9 – 2 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2022.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Sản vật tỷ đô của Việt Nam được Malaysia ra sức săn lùng: xuất khẩu tăng vọt hơn 1.000%, 1/3 thế giới đua nhau chốt đơn
- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua
- Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
- Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024
- Việt Nam đang nắm giữ một loại củ tỷ đô đứng thứ 2 trên thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, sản lượng mỗi năm hơn 10 triệu tấn