Một mặt hàng của Nga đang tràn vào Việt Nam với giá rẻ kỷ lục: Nhập khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới
Giá nhập khẩu mặt hàng này đã giảm mạnh đến 44% so với cùng kỳ năm trước.
- 26-08-2023Một mặt hàng của Việt Nam ngày càng được người Nga ưa chuộng: Chi mạnh tay nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới
- 25-08-2023Một quốc gia châu Á đang đe dọa Nga trên thị trường dầu mỏ: Bán dầu giá rẻ cho “khách ruột” của Moscow với giá hấp dẫn, tăng sản lượng 50% chỉ trong vòng 2 năm
- 14-08-2023Cơn sốt dầu Nga chưa có hồi kết: Một quốc gia tuyên bố vẫn tiếp tục mua dầu Nga bất chấp tăng giá, khẳng định dầu Nga là lựa chọn hợp lý nhất
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 7 đạt 140.732 tấn với kim ngạch hơn 177,2 triệu USD, tăng 2,5% về lượng nhưng giảm 0,1% về trị giá so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu cao su của nước ta đạt 873.032 tấn với kim ngạch hơn 1,16 tỷ USD, giảm mạnh 32,6% về lượng và giảm 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý trong khi nhập khẩu chung của toàn ngành có xu hướng giảm thì nhập khẩu mặt hàng này từ Nga lại tăng vọt. Cụ thể trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu cao su từ Nga vào Việt Nam đạt 12.365 tấn với kim ngạch hơn 18,8 triệu USD, tăng 47,6% về lượng và tăng nhẹ 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên dù ghi nhận mức tăng lớn nhưng Nga chỉ chiếm xấp xỉ 1% về cả sản lượng lẫn kim ngạch trong cơ cấu nhập khẩu cao su của Việt Nam.
Giá xuất khẩu bình quân trong 7 tháng đầu năm đạt 1.525 USD/tấn, giảm mạnh 44% so với cùng kỳ năm 2022. Trong năm 2022, Việt Nam đã chi hơn 36,3 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Nga với 17.711 tấn.
Ở chiều xuất khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 986.495 tấn cao su, thu về hơn 1,33 tỷ USD, tăng 0,3% về lượng nhưng giảm mạnh 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam hiện xếp thứ 3 trên thế giới về trị giá xuất khẩu, đồng thời cao su của nước ta có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đáng chú ý các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng đang ngày càng tăng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Về tồn kho cao su trên thế giới, trong giai đoạn 2021- 2022, ảnh hường của dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, đặc biệt khi Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế trong thời gian dài khiến tồn kho cao su tích lũy cao. Trong thời gian tới, tồn kho cao su được kỳ vọng giảm khi nhu cầu cho ngành công nghiệp ô tô tại Trung Quốc tăng lên và sự hồi phục kinh tế tại các thị trường lớn của Việt Nam.
Theo các chuyên gia trong ngành, nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới vẫn trong xu hướng tăng và sự chênh lệch cung thấp hơn cầu là cơ hội lớn để Việt Nam gia tăng sản lượng cao su tự nhiên, tăng kim ngạch xuất khẩu. Dự báo giá cao su sẽ giao dịch quanh mức 1.270 USD/tấn vào cuối quý 3 năm nay và có khả năng giảm nhẹ quanh 1.210 USD/tấn trong 12 tháng tới.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư
- "Cá tỷ đô" của Việt Nam được Mỹ, Trung Quốc cực mê vì vừa rẻ vừa ngon: thu về 1,7 tỷ USD, sản lượng dẫn đầu thế giới
- Từng có thời huy hoàng, nay láng giềng tăng nhập khẩu 1 sản vật của Việt Nam