Giá than duy trì ở mức cao
Giá than trên thị trường thế giới vẫn đang duy trì nền giá cao suốt từ trong hơn nửa năm vừa qua.
- 02-10-2022Đối phó giá khí đốt tăng cao, người dân Hà Lan ồ ạt mua than củi tích trữ
- 13-08-2022Giá than được dự báo sẽ tăng cao trong nhiều năm, có thể gây áp lực lên hoạt động sản xuất điện trong nước
- 03-07-2022Giá rau xanh ở TP.HCM tăng cao: Cả người bán và người mua đều than thở
Giới đầu tư tài chính châu Âu hồi đầu năm đặt cược vào cổ phiếu của các công ty kinh doanh than nay đã thắng lớn, tuy nhiên vẫn thận trọng cho rằng, cơ hội đầu tư vào nguyên liệu này sẽ không kéo dài quá 2 năm.
Trên thị trường nguyên liệu thế giới, từ khi chiến sự nổ ra tại Ukraine, giá than tuy ít được nhắc tới so với giá dầu, nhưng nhìn từ góc độ đầu tư tài chính hầu như không có khác biệt.
Nhiều nước châu Âu không những lệ thuộc vào dầu mỏ từ Nga, mà lệ thuộc cả vào than của Nga, ở một mức độ thấp hơn.
Tuần báo Angora ra tại Ba Lan cho biết, trước khi chiến sự bùng nổ, than đá của Nga chiếm 60% nhập khẩu than vào Ba Lan. Sau khi Liên minh châu Âu lệnh cấm vận than từ Nga, Ba Lan quay sang mua than từ Colombia, Nam Phi, Australia, Cộng hòa Czech và Mỹ. Năm nay, Ba Lan đã phải nhập khẩu 12 triệu tấn than, vì các mỏ than của Ba Lan chỉ cung cấp được 80% nhu cầu nội địa.
Theo bài báo, loại than dùng cho nhà máy nhiệt điện đang có giá bán 240 USD/tấn, còn than dùng cho lò cao luyện kim khoảng 300 USD. Bài báo nhấn mạnh rằng chi phí vận tải cũng là một phần trong giá than, nhập khẩu than từ quá xa càng làm cho giá mua tăng thêm.
Để thay thế khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga, Ba Lan và Đức buộc phải huy động nhiệt điện dùng than. Năm nay nước Đức nhập khẩu tới 60 triệu tấn than. Thị trường than sôi động trở lại từ khi chiến sự bùng phát bất ngờ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho Thụy Sĩ.
Thị trường than hồi sinh đang là một cơ hội trung hạn cho giới đầu tư châu Âu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Shutterstock)
Thụy Sĩ là quốc gia có vai trò chính của thị trường than thế giới. Tờ Neue Zürcher Zeitung của nước này cho biết, khoảng 40% lượng than hàng hoá của toàn thế giới được giao dịch tại Thụy Sĩ. Tổng cộng 245 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và khai thác than có trụ sở tại Thụy Sĩ, mặc dù Thụy Sĩ ngưng khai thác than đã 75 năm nay và từ 25 năm không còn dùng than phát điện.
Tập đoàn Glencore của Thụy Sĩ, doanh nghiệp xuất khẩu than lớn nhất thế giới đang hưởng lợi nhuận siêu ngạch từ biến động thị trường lúc này.
Thị trường than hồi sinh đang là một cơ hội trung hạn cho giới đầu tư châu Âu. Tờ ND ra tại Đức trong bài: "Vàng đen vẫn sinh lời bất chấp sóng gió" có đoạn viết: "Doanh nghiệp Thụy Sĩ Glencore đã tăng được gấp đôi lợi nhuận trong nửa đầu năm 2022, lên tương đương 19 tỷ Euro. Các cổ đông có thể sẽ được chia hàng tỷ USD cổ tức và mua thêm cổ phần, điều này sẽ tiếp tục đẩy giá chứng khoán của doanh nghiệp lên cao. Chỉ riêng mảng kinh doanh than đã đóng góp một nửa lợi nhuận cho Glencore.
Tờ báo Đức dự đoán nhu cầu than còn tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới và duy trì ít nhất trong 2 năm tới.
VTV.VN