Giá USD giảm, điều gì đang đè nặng lên tỷ giá?
Chênh lệch lãi suất liên ngân hàng chuyển sang âm khiến áp lực lên tỷ giá tăng lên.
- 19-10-2019Tỷ giá USD/VND trở lại như thời cam kết?
- 14-10-2019Tỷ giá sẽ biến động thế nào thời gian tới?
- 14-10-2019Đầu tuần giá vàng sụt mạnh, tỷ giá ngân hàng rục rịch tăng
Báo cáo thị trường tiền tệ vừa công bố của Nhóm phân tích và tư vấn khách hàng cá nhân thuộc Công ty chứng khoán SSI (SSI Retail Research) cho thấy tuần qua, giá đồng VND vẫn tiếp tục đi ngang trong khi giá USD giảm liên tiếp.
Việc chênh lệch lãi suất VND-USD trên liên ngân hàng chuyển sang âm cũng khiến tăng áp lực lên tỷ giá nhưng nguồn cung ngoại tệ dồi dào và diễn biến quốc tế ổn định khiến cho tỷ giá USD / VND gần như vẫn đi ngang.
Biểu đồ diễn biến tỷ giá trong thời gian qua. Ảnh SSI
Kết thúc tuần, tỷ giá giao dịch trên ngân hàng và tự do đều tăng 5 đồng ở cả 2 chiều mua vào- bán ra, lên 23.115 - 23.265 trên ngân hàng. Trên thị trường chợ đen, giá USD tự do ở mức 23.190 - 23.205 ở chiều mua vào – bán ra. Tỷ giá trung tâm giữ nguyên ở mức 23.154 đồng/USD.
Trên thị trường quốc tế, việc Chính phủ Anh và EU đã đạt được một thỏa thuận Brexit mới vào ngày thứ Sáu (18.10) trong bối cảnh thời hạn Brexit đang cận kề đã tác động mạnh đến thị trường tiền tệ toàn cầu. Đồng GBP bật tăng tới 2,6%, lên mức 1.2975 USD/GPB – cao hơn 1,68% so với cuối năm 2018.
Đồng EUR cũng hồi phục 1,16% trong tuần, về mức 1.1171 USD/EUR trong khi JPY giảm 0,15% so với cùng kì tuần trước do tâm lý thị trường tích cực hơn.
Chỉ số DXY giảm xuống dưới 98, về mức 97,3 vào cuối tuần, hầu hết các đồng tiền đều tăng giá so với USD trong tuần qua. Dù vậy, tại phiên họp cuối tuần, Quốc hội Anh lại tiếp tục bác bỏ thỏa thuận này và yêu cầu Thủ tướng Anh tiếp tục gia hạn Brexit thêm 90 ngày, đến 31.1.2020. Đồng GBP vẫn trồi sụt theo tiến trình Brexit khó đoán định như đã từng trải qua từ 2016 đến nay.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) vừa giảm lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong 3 tháng, xuống mức 1,25%/năm – là mức thấp nhất trong lịch sử của nước này để hỗ trợ nền kinh tế đang suy giảm trong vài quý gần đây và nguy cơ giảm phát khi CPI tháng 9 lần đầu tiên ghi nhận giảm. Trong bối cảnh cuộc chiến Mỹ - Trung tạm lắng và đồng USD giảm giá, đồng KRW cũng phục hồi được 0,4% trong tuần qua, giảm mức mất giá so với USD kể từ đầu năm đến nay về mức 5,8%.
Lao động