Giá vàng nhẫn tròn trơn tiếp tục giảm mạnh
So với mức đỉnh hơn 63 triệu đồng/lượng, giá vàng 24k trong nước đã giảm khoảng 1,2-1,3 triệu đồng/lượng chỉ trong vài ngày gần đây.
- 05-12-2023Vàng SJC đảo chiều chóng mặt, chiều nay lại tăng mạnh
- 05-12-2023Giá vàng trong nước sáng 5/12 quay đầu rớt mạnh
- 04-12-2023Thị trường vàng có còn 'lấp lánh' sau ngưỡng 2.100 USD/ounce?
Cụ thể, lúc 9h30 tại Vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng miếng SJC được niêm yết ở mức 73,0-74,2 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 200 nghìn đồng/lượng so với hôm qua. Giá vàng nhẫn trơn 9999 cũng giảm khoảng 200 nghìn đồng/lượng, hiện ở mức 60,95-62 triệu đồng/lượng.
Tại Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng 24k giảm 200 nghìn đồng/lượng so với cuối phiên trước xuống mức 61,0-62,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC giảm nhẹ 100 nghìn đồng/lượng xuống 73,1-74,2 triệu đồng/lượng.
Tương tự tại Tập đoàn DOJI, giá vàng nhẫn trơn 9999 Hưng Thịnh Vương cũng giảm về sát mốc 61 triệu đồng/lượng (chiều mua vào) và 62 triệu đồng/lượng (chiều bán ra). Giá vàng SJC tại đây cũng giảm so với cuối ngày hôm qua, hiện ở mức 72,8-74,1 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với mức đỉnh hơn 63 triệu đồng/lượng, giá vàng 24k trong nước đã giảm khoảng 1,2-1,3 triệu đồng/lượng chỉ trong vài ngày gần đây. Trong khi đó, giá vàng SJC vẫn đang ở sát vùng đỉnh lịch sử (quanh mốc 74,5 triệu đồng/lượng).
Nhà đầu tư nếu mua vàng nhẫn trơn vào đúng vùng đỉnh hơn 63 triệu đồng/lượng và bán ra thời điểm này có thể bị lỗ đến 2,2-2,3 triệu đồng/lượng (do chênh lệch giá mua – bán luôn duy trì khoảng 1 triệu đồng mỗi lượng).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng sau khi lập mức cao nhất mọi thời đại hơn 2.140 USD/ounce đã quay đầu lao dốc. Hiện giá vàng giao ngay chỉ còn 2.020 USD/ounce, tương đương với khoảng 59,4 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá VND/USD hiện hành.
Một số nhà phân tích cho rằng, giá vàng đã phản ứng tăng quá mức trước kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất. Mặc dù việc cắt giảm lãi suất cuối cùng sẽ vẫn đẩy giá vàng lên cao hơn, nhưng việc kỳ vọng nới lỏng tiền tệ trong tháng 3/2024 có thể là hơi sớm, và thực tế vàng không phải là tài sản đánh giá tốt về khả năng xoay trục trong chính sách tiền tệ.
Mặc dù việc cắt giảm lãi suất cuối cùng sẽ đẩy giá vàng lên cao hơn, nhưng việc nới lỏng tiềm năng trong tháng 3 có thể là quá sớm và một số nhà phân tích lưu ý rằng thị trường vàng không phải là cơ quan đánh giá tốt về khả năng xoay trục trong chính sách tiền tệ.
Suki Cooper, nhà phân tích kim loại quý tại Ngân hàng Standard Chartered cho rằng: “Vàng đã được hưởng lợi từ kỳ vọng cắt giảm lãi suất và căng thẳng địa chính trị gia tăng thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, giá có thể đã đi vào vùng quá mua”. Cooper nói thêm rằng bà hy vọng diễn biến giá vàng trong thời gian ngắn chủ yếu được thúc đẩy bởi sức khỏe của thị trường lao động Mỹ. Bà giải thích rằng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có thể buộc FED phải điều chỉnh theo kỳ vọng của thị trường. Theo CME FedWatch Tool, các thị trường dự báo hơn 60% khả năng lãi suất sẽ tăng vào tháng 3 và đã định giá đầy đủ cho việc cắt giảm lãi suất vào tháng 5.
Carsten Fritsch, nhà phân tích kim loại quý tại Commerzbank thì cho biết ông không mong đợi FED bang hay Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm mới. “Một đợt trượt giá tiếp theo với vàng có thể xảy ra nếu nhà đầu tư bớt kỳ vọng giảm lãi suất sớm. Chúng tôi chỉ kỳ vọng giá sẽ tăng lâu dài lên 2.100 USD/troy ounce vào nửa cuối năm 2024 khi FED bắt đầu hạ lãi suất”.
Nhịp sống thị trường