Giá vàng tăng dựng đứng
Rạng sáng 4/5 (giờ Việt Nam), sau cuộc họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), giá vàng thế giới tăng dựng đứng hơn 60 USD lên 2.075,7 USD/ounce.
- 03-05-2023“Chông chênh” gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội
- 03-05-2023Ngân hàng Nhà nước nói về lãi "khủng" của ngân hàng thương mại
- 03-05-2023Giá vàng tăng mạnh trước cuộc họp của FED, sẵn sàng kiểm tra mức cao nhất mọi thời đại?
Đến 6h30 sáng, kim loại quý có phần hạ nhiệt về mức 2.052 USD/ounce.
Như dự báo của giới chuyên gia, tại cuộc họp lần này, FED đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp, đưa lãi suất lên 5-5,25%, cao nhất kể từ giữa 2007 đến nay. Tuy nhiên, tuyên bố của FED có một số thay đổi đáng chú ý.
Thông báo lần này đã không nhắc đến một chi tiết có trong nội dung trước đó là “Uỷ ban dự đoán rằng việc bổ sung một số chính sách có thể là phù hợp để Fed đạt được mục tiêu lạm phát 2%”.
Ngoài ra, thông báo cũng có sự thay đổi khi nói về "việc củng cố chính sách bổ sung có thể là phù hợp". Trước đây, FOMC đã nói về cách cơ quan này xác định "mức độ tăng phạm vi mục tiêu của lãi suất".
Fed sẽ "xét đến tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, độ trễ của chính sách tiền tệ ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như sự phát triển về kinh tế và tài chính."
Chỉ số đô la Mỹ giảm 0,6% sau tuyên bố mới của Fed, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác. Kim loại quý này thường không được xem là nơi sinh lời, mà là một nơi trú ẩn an toàn để chống lại lạm phát và bất ổn kinh tế.
Nhà giao dịch kim loại quý độc lập Tai Wong tại New York cho rằng, vàng sẽ không ngừng biến động, việc FED tạm dừng tăng lãi suất là định vị tốt cho một cú hích mới lên mức cao nhất mọi thời đại.
Nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered cũng cho rằng, những lo ngại liên quan đến các ngân hàng của Mỹ sẽ khiến giá tiếp tục biến động. Trước đó, vàng đã tăng 1% trong tháng 4 khi cuộc khủng hoảng ngân hàng thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn.
Nhịp sống thị trường