MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá xăng dầu tại nhiều quốc gia tăng phi mã

24-02-2022 - 08:10 AM | Thị trường

Giá xăng dầu tại nhiều quốc gia tăng phi mã

Những căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang tác động lên giá xăng dầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Không chỉ Việt Nam hay nhiều nước châu Á, mà tại Mỹ hay châu Âu, người dân cũng đang cảm thấy mệt mỏi với việc đổ xăng.

Tại Mỹ, giá xăng đang ở mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Giá xăng trung bình trên cả nước đang ở khoảng 3,5 USD cho 4,5 lít xăng.

Ví dụ như bạn di chuyển bằng 1 chiếc ô tô nhỏ ở California, hiện tại để đổ đầy bình xăng bạn sẽ phải trả tới gần 60 USD, hơn 1,3 triệu đồng tiền Việt.

Các hoạt động xã hội đang dần bình thường trở lại, nhu cầu đi lại và du lịch cũng cao hơn. Tuy nhiên với giá xăng chưa thấy có dấu hiệu giảm nhiệt, nhiều người dân Mỹ đang cảm thấy lo ngại.

Giá xăng dầu tại nhiều quốc gia tăng phi mã - Ảnh 1.

Tại Mỹ, giá xăng đang ở mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. (Ảnh minh họa - Ảnh: NJ.com)


"Tôi sẽ mua xe ô tô chạy bằng điện. Thật sự tôi cảm thấy mệt mỏi với giá xăng tăng cao lắm rồi", ông Shawn Stennet, người dân San Diego, Mỹ, nói.

Các nhà hàng, dịch vụ cũng hoạt động trở lại sau dịch bệnh. Với chuỗi nhà hàng ăn có tới 8 chiếc xe tải vận chuyển, giá xăng tăng khiến chi phí cho mỗi lần vận chuyển cũng bị đội lên. Đối với một nền kinh tế đang tìm cách gượng dậy sau giấc ngủ dài mang tên COVID-19, giá nhiên liệu xăng dầu tăng đang là một trở ngại cho đà phục hồi.

"Giá xăng tăng phi mã sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức mua của người tiêu dùng và các công ty sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn khi nhập các nguyên liệu thô. Đó chính là mặt tiêu cực rõ rệt nhất", ông Robert Halver, chuyên gia phân tích tại ngân hàng đầu tư Baader, Đức, nhận định.

Ở một khía cạnh khác, nhiều quốc gia châu Âu, trong đó đặc biệt là Đức, phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu khí đốt từ Nga. Việc Đức mới đây hoãn thông qua việc xây dựng đường ống Nord Stream 2 khiến giá nhiên liệu tự nhiên tại khu vực châu Âu leo thang tới 13% vào đêm 22/2.

Thị trường bắt đầu bàn tán về khả năng dầu hoàn toàn có thể cán mốc 100 USD/thùng, hoặc hơn. Quay lại thời điểm tháng 4 năm 2020, khi dầu sản xuất thừa mứa và xuống mức giá -40 USD/thùng, diễn biến của ngày hôm nay thật sự khó tưởng tượng.

Trong khi đó, Saudi Arabia cho thấy họ không có ý định gia tăng sản lượng dầu so với mốc đã hứa để hạ nhiệt giá dầu. Nga là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng dầu. Bất kỳ động thái nào cũng khiến thị trường dầu phải nín thở quan sát, do có liên quan trực tiếp tới nguồn cung nhiên liệu quan trọng đối với nhiều khu vực trên thế giới.


Theo Như Anh

VTV.VN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên