Giải cứu kinh tế 'kiểu' Bắc Âu mà Mỹ khó có thể làm: Hỗ trợ đến 90% lương cho người lao động, trang trải toàn bộ chi phí thuê mặt bằng đối với doanh nghiệp gặp khó khăn
Đối mặt với đại dịch Covid-19, Đan Mạch đang thực hiện những biện pháp hỗ trợ như một số nước châu Âu khác, họ đảm bảo chi trả tiền lương cho công dân toàn quốc, trái ngược với mục đích của gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD mà Mỹ mới đây tung ra.
- 30-03-2020CNBC: Đại dịch sẽ đẩy hầu hết các nền kinh tế vào tình trạng "ngủ đông" tới 6 tháng
- 30-03-2020'Phương thuốc' chữa Covid-19 của Fed có thể khiến kinh tế tồi tệ hơn
- 30-03-2020Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ chia sẻ những bài học từ quá trình giải cứu kinh tế Mỹ khỏi khủng hoảng 2008
Gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD của Mỹ là một loại thuốc truyền thống có công dụng yếu, được sử dụng để giải quyết những vấn đề quen thuộc về kinh tế, như khả năng chi tiêu sụt giảm đột ngột, thị trường chứng khoán lao dốc hoặc giá bất động sản đi xuống.
Dẫu vậy, cuộc khủng hoảng này lại là một "kiểu" khác. Từ châu Á, châu Âu cho đến Bắc Mỹ, người dân đều mất việc do những quy định mà chính phủ đưa ra nhằm phòng dịch. Người lao động được yêu cầu ở nhà để hạn chế sự lây lan của virus corona. Đối mặt với tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng, chính phủ Mỹ đang gây áp lực cho hoạt động kinh doanh, khiến giá trị của các biện pháp kích thích đều trở nên lờ mờ.
Theo các nhà kinh tế học, điều cần thiết hiện tại không phải là "đóng băng" hoạt động kinh tế, mà là thực hiện một chiến dịch giải cứu toàn diện cho những người bị ảnh hưởng khi cuộc sống hàng ngày bị trì trệ. Chính phủ nên can thiệp và hỗ trợ với mức lương cụ thể, trực tiếp để ngăn chặn làn sóng thất nghiệp.
Dẫu vậy, ý tưởng rằng chính phủ sẽ đảm bảo chi trả tiền lương cho công dân toàn nước Mỹ viển vông như câu chuyện cổ tích. Ở một quốc gia luôn có xu hướng "tìm đến" tiền mặt để truy thu thuế và chi tiêu quân sự, trong khi mọi lĩnh vực khác lại hạn chế khả năng thanh toán, thì đây là một điều không tưởng về góc độ chính trị.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia thì ý tưởng này lại là một điều không hề xa vời.
Tại Đan Mạch, các đảng từ khắp phổ chính trị đều tham gia cùng hiệp hội lao động và chủ doanh nghiệp hồi tháng này đã thúc đẩy một kế hoạch mà chính phủ chi trả 75-90% tiền lương cho người lao động trong 3 tháng tới, với điều kiện các công ty không sa thải nhân viên.
Ngoài ra, chính phủ Đan Mạch cũng đồng ý hỗ trợ trang trải chi phí thuê mặt bằng cho các công ty chứng kiến doanh thu sụt giảm. Hai phương thức hỗ trợ này ước tính sẽ "tốn" khoảng 42,6 tỷ kroner (6,27 tỷ USD), sau khi trừ khả khoản tiết kiệm trong hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.
Hà Lan cũng đưa ra một kế hoạch tương tự, chính phủ sẽ trả 90% tiền lương cho nhân viên của các công ty – với điều kiện doanh thu tổn thất ít nhất 20%. Chính phủ Anh mới đây cũng cam kết trả 80% tiền lương cho nhân viên và mở rộng các biện pháp hỗ trợ cho người lao động tự do.
Mục đích của phương pháp này là ngăn chặn tình trạng thất nghiệp hàng loạt, trong khi cho phép các doanh nghiệp "giữ chân" nhân viên, thay vì sa thải rồi tuyển dụng lại từ đầu. Khi cơn khủng hoảng qua đi, các công ty có thể nhanh chóng hoạt động trở lại và đà tăng trưởng kinh tế sẽ hồi phục.
Carl-Johan Dalgaard – kinh tế gia tại Đại học Copenhagen và chủ tịch Hội đồng Kinh tế Đan Mạch, nhận định: "Chính phủ đã nhanh chóng hiểu rằng chúng tôi đang ở trong một tình thế đặc biệt – khi cần có những sáng kiến đặc biệt. Nếu bạn có thể giúp các công ty vượt qua thời gian khó khăn,từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của các vụ phá sản và sa thải nhân viên, thì mọi thứ sẽ nhanh chóng bình thường trở lại."
Lý do tại sao ý tưởng này lại là viển vông ở Mỹ, cũng trùng với lý do khiến cho việc mở rộng trợ cấp y tế và giảm học phí đại học bị hạn chế: Giới nhà giàu ở nước này đã quá nhanh nhạy trong việc "né" thuế.
Tại Đan Mạch, năm 2018, chính phủ đã ghi nhận khoản doanh thu từ thuế tương đương 49% sản lượng kinh tế hàng năm, theo OECD. Tại Hà Lan, con số đó là 39% và Anh là 34%. Còn ở Mỹ, doanh thu thuế bằng 24% sản lượng kinh tế hàng năm, trong khi năm 2000 là 28% - trước đợt cắt giảm thuế lớn của chính quyền George W.Bush và Donald Trump. Trong đó, hầu hết lợi ích đều "chảy" vào các hộ gia đình giàu có nhất.
Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định, tình trạng khẩn cấp hiện tại đã nghiêm trọng đến mức đòi hỏi các chính phủ phải "bước ra khỏi vùng an toàn". Tuần trước, Mỹ đã ghi nhận số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao lên mức kỷ lục – gần 3,3 triệu. Khi Mỹ giờ đây đang là ổ dịch lớn nhất thế giới và nền kinh tế gần như đóng cửa hoàn toàn thì sự suy thoái có thể còn tồi tệ hơn khủng hoảng tài chính.
Trước đây, chính quyền Obama đã triển khai một "liều thuốc" truyền thống. Giá nhà ở giảm xuống mức thấp đã thúc đẩy người dân đi vay, tăng cường chi tiêu. Chính phủ cũng nhanh chóng vào cuộc, thực hiện các dự án xây đường và trường học, theo đó, lượng việc làm ở lĩnh vực xây dựng cũng tăng lên. Những người mới có việc làm sẽ đi mua sắm ở các cửa hàng địa phương và ghé các nhà hàng – từ đó nhân viên ở những nơi này cũng có thêm nguồn tiền để chi tiêu.
Tuy nhiên, ở cuộc khủng hoảng này, kích thích nền kinh tế cũng giống như việc mua bán bên trong một cửa hàng trong trung tâm thương mại bị đánh bom. Không phải người dân không đến trung tâm mua sắm vì họ thiếu tiền, mà vì lo ngại dịch bệnh.
Bằng bất kỳ phương thức tính toán nào, thì "phiên bản" Mỹ của kế hoạch kiểu Đan Mạch sẽ tiêu tốn một khoản tiền lớn. Năm ngoái, 157 triệu người Mỹ đã có việc làm, khoảng 53 triệu nhân viên lương thấp đã có thu nhập trung bình hàng năm chỉ là 18.000 USD/năm, theo viện Brookings. Do đó, chỉ riêng việc trả lương cho nhóm này trong 6 tháng đã tốn 477 tỷ USD. Nếu chính phủ Mỹ trả lương cho toàn bộ lao động trong nước, với thu nhập trung bình là 64.000 USD, thì sẽ là 5 nghìn tỷ USD.
Ngoài ra, nợ công tích luỹ của Mỹ tính đến cuối năm ngoái đã vượt 23 nghìn tỷ USD, tương đương 105% sản lượng kinh tế hàng năm, theo Fed St. Louis. Con số này tăng gấp đôi so với 2 thập kỷ trước, trước khi đợt cắt giảm thuế lớn được áp dụng. Việc đi vay thêm 5 nghìn tỷ USD chắc chắn sẽ tạo ra dòng cảnh báo rằng chính phủ đang làm giảm giá trị đồng USD và gây lạm phát.
Một phần của lý do khiến Đan Mạch có thể nhanh chóng tung gói hỗ trợ khổng lồ của chính phủ là họ đã tài trợ cho một số chương trình mạng lưới an toàn xã hội lớn nhất thế giới. Theo mô hình kinh tế Bắc Âu – rất phổ biến ở các nước Scandinavian, người dân chấp nhận mức thuế cực kỳ cao so với tiêu chuẩn toàn cầu, sau đó nhận được những lợi ích từ khi chào đời đến khi qua đời, như dịch vụ chăm sóc sức khoẻ quốc gia, giáo dụng công miễn phí, nghỉ phép cho các phụ huynh, chương trình đào tạo nghề và trợ cấp tiền mặt cho người mất việc.
Nếu một gia đình ở Đan Mạch gồm 4 người – là trụ cột trong gia đình, mất việc, thì 6 tháng sau đó, họ sẽ sống với khoản trợ cấp bằng 90% so với thu nhập trước đây và được chính phủ hỗ trợ ở nhiều mặt, theo OECD. Còn con số trên ở Mỹ chỉ là 30%.
Điều này cho ta thấy rõ các lựa chọn chính trị khác nhau khi đối mặt với khủng hoảng. Các nhà hoạch định chính sách của Đan Mạch có thể giải quyết khủng hoảng bằng những động thái cứng rắn, khi họ biết rõ rằng việc hao tổn tiền thuế của người dân là không tránh khỏi trong mọi trường hợp - dù có là để ngăn chặn việc sa thải hàng loạt hay để giải quyết hệ quả do sa thải hàng loạt gây ra. Trong bài toán ngân sách Mỹ, việc tinh giảm chi tiêu để hỗ trợ những người lao động gặp khó khăn là điều mặc định. Dù có là một đồng đô la dư ra cũng đều phải thông qua vay mượn hoặc truy thu thuế.
Tham khảo New York Times
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19