Giảm thuế nhưng không hụt thu
Đó là nhận định của Bộ Tài chính khi bộ này đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 22-06-2016Giảm thuế, phải giảm cả cơ chế xin cho
- 03-06-2016Muốn được miễn giảm thuế xuất nhập khẩu vẫn chưa dễ
- 27-05-2016Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực công nghệ cao làm CNTT
Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo Nghị quyết 35 của Chính phủ, Bộ Tài chính đang dự thảo tờ trình, trình Chính phủ về một số giải pháp thuế ưu đãi cho nhóm này để xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp tháng 10-2016.
Tại tờ trình, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với DNNVV. Phương án 1 là áp dụng thuế suất phổ thông 17%, giảm 3% so với mức thuế TNDN hiện hành; phương án 2 là áp dụng mức thuế suất 15%, giảm 5% so với mức hiện hành. Thời gian thực hiện từ năm 2016 đến hết năm 2020.
Chưa có số liệu tính toán chính thức về việc giảm thuế TNDN sẽ tác động như thế nào đến thu ngân sách nhưng Bộ Tài chính khẳng định phần giảm thu này sẽ được bù đắp bằng tăng thu từ các loại thuế gián thu và thuế thu nhập cá nhân vì số tiền thuế giảm sẽ được sử dụng vào tiêu dùng và đầu tư. Bên cạnh đó, việc giảm thuế sẽ góp phần tăng thu từ thuế TNDN ở giai đoạn tiếp theo vì DN có điều kiện để tái đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh.
Bộ Tài chính cũng đề xuất phương án giảm thuế TNDN đối với các DN khởi nghiệp mới thành lập có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi hoặc tại các khu vực kém phát triển, vùng sâu, vùng xa. Cụ thể là áp dụng thuế suất chỉ 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án mới.
Tiêu chí xác định DN khởi nghiệp là DN thành lập mới, hoạt động dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới để tạo ra hàng hóa, dịch vụ có tính sáng tạo...
Nhiều hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
Ngoài Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV. Đây là lần đầu tiên một dự thảo luật về hỗ trợ DNNVV được xây dựng nhằm tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân vững mạnh, đạt ít nhất 1 triệu DN vào năm 2020. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất áp dụng mức thuế suất cho DN mới thành lập trong lĩnh vực ưu tiên thấp hơn 5% so với mức thuế TNDN phổ thông trong 5 năm từ khi có doanh thu.
Người lao động