MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư Đông y: Có một "bàn tay đen" gây bệnh dạ dày, đây là cách đối phó đanh thép!

08-06-2017 - 09:05 AM | Sống

Người thường xuyên bị trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn hay trào ngược axit đều là những dấu hiệu cho biết dạ dày bất ổn. Có một "bàn tay đen" gây ra điều này.

Dạ dày là "tương lai" của sức khỏe

Đông y quan niệm, dạ dày là "tương lai" của sức khỏe. Dạ dày tốt thì sức khỏe dồi dào, dạ dày kém thì chất lượng sống thấp, tuổi thọ giảm. Dạ dày trong cơ thể được ví như tiền trong ví bạn. Dạ dày yếu giống như người cháy túi vậy.

Theo Giáo sư Tiến sĩ khoa học Trương Tuyết Lượng, Bác sĩ trưởng, Viện khoa học Trung y Trung Quốc, có một "bàn tay đen" gây ra bệnh dạ dày mà ai cũng nên biết sớm để phòng bệnh hiệu quả.

Dạ dày có nhiều khí xuất phát từ nguyên nhân tiêu hóa kém, sinh ra trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, chức năng của dạ dày bị hạn chế, từ đó người bệnh luôn có cảm giác khó chịu ở bụng.


Giáo sư Tiến sĩ khoa học Trương Tuyết Lượng

Giáo sư Tiến sĩ khoa học Trương Tuyết Lượng

Nhiều người còn cảm thấy lợm giọng, buồn nôn , trào ngược axit, nôn nao, ợ hơi và các triệu chứng khác.

Khi rơi vào trạng thái khó chịu này, bạn cần thay đổi những thói quen và chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày, kể cả việc hạn chế ăn đồ ngọt. Nên ăn thức ăn nhẹ, thực phẩm thanh nhạt và tích cực tập thể dục để hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Theo Giáo sư Lượng, dạ dày có 3 bệnh chủ yếu, một là quá nóng, hai là quá ẩm ướt, ba là đầy hơi. Đây cũng được xem là "bàn tay đen" gây ra các loại bệnh kể trên.

Đông y có nhiều bài thuốc quý với thực phẩm có sẵn trong bếp của nhiều gia đình, khi có dấu hiệu chớm bệnh, hãy thử áp dụng theo cách đơn giản sau đây.

1. Dạ dày nóng (nhiệt)

Không chỉ khi bị đau bụng, bạn mới tỏ ra nghi ngờ mình mắc bệnh dạ dày. Sớm hơn, bạn có thể quan sát thấy hiện tượng lưỡi vàng, hơi thở hôi, phân khô - một trong những dấu hiệu cảnh báo dạ dày bị nóng.

Bài thuốc điều trị: Trà liên kiều mạch nha

- Nguyên liệu: Liên kiều (連翹) và Mạch nha ( 麥芽) nấu với tỉ lệ 1:2 (1 phần liên kiều, 2 phần mạch nha), Cam thảo (甘草) 1-2 miếng, nước 700ml.

- Cách làm: Cho nước vào nồi, cho liên kiều vào trước rồi đến mạch nha và cam thảo, đun to lửa đến khi nước sôi, sau đó đun nhỏ lửa khoảng 15-20 phút. Dùng nước này uống như trà cho đến khi cảm thấy hết bệnh.


Liên kiều (連翹)

Liên kiều (連翹)


Mạch nha ( 麥芽)

Mạch nha ( 麥芽)


Cam thảo (甘草)

Cam thảo (甘草)


Đun thành nước uống (Ảnh minh họa)

Đun thành nước uống (Ảnh minh họa)

2. Dạ dày ẩm ướt (thừa độ ẩm)

Trạng thái của bệnh này là hay khô miệng, ăn không ngon, lưỡi hơi dày và dính nhớt, đi ngoài phân lỏng. Hãy dùng bài thuốc từ mạch nha như sau:

Bài thuốc điều trị: Bánh mạch nha phục linh

- Nguyên liệu: Bột mạch nha (麥芽粉) 30g, Bột phục linh (茯苓粉) 30g, Bột mỳ 250g, sữa 250ml, trứng gà 2 quả, muối vừa đủ, nước lọc vừa đủ.

- Cách làm: Đánh trứng nhuyễn vào 1 chiếc bát, cho tất cả nguyên liệu còn lại đánh nhuyễn thành bột hồ đặc. Có thể thêm nước vừa đủ độ đặc như bột làm bánh. Hấp hoặc rán chín lên rồi ăn.


Bột mạch nha (麥芽粉)

Bột mạch nha (麥芽粉)


Bột phục linh (茯苓粉)

Bột phục linh (茯苓粉)

3. Dạ dày đầy khí, trướng bụng, khó tiêu

Bài thuốc điều trị: Trà mạch nha trần bì

Bài thuốc này được GSTS Lượng viết trong cuốn sách "Các giải pháp chữa bệnh tì vị của Đông Y" (Trung Quốc)

- Nguyên liệu: Mạch nha (麥芽) 9g, Trần bì (vỏ quýt 陳皮) 3g, Đinh hương (丁香) 3 bông.

- Cách làm: Cho cả 3 nguyên liệu trên vào nồi, cho thêm lượng nước vừa đủ, đun sôi lên rồi uống như trà.

Đây là vị thuốc có thể làm cho dạ dày khỏe mạnh theo thời gian, kiện tì dưỡng gan, được Trung y gọi là vị thuốc "tiêu".


Trần bì (vỏ quýt 陳皮)

Trần bì (vỏ quýt 陳皮)


Đinh hương (丁香)

Đinh hương (丁香)

3 bài thuốc tham khảo bổ ích khác

1. Vỏ quýt ngâm mật ong

Cách làm: Dùng 500g vỏ quýt (hoặc cam), 200ml mật ong. Rửa sạch vỏ quýt, để ráo nước, cắt thành sợi, ngâm vào mật ong trong khoảng 1 tuần cho đến khi sánh lại như kẹo thì có thể sử dụng.

Lấy vỏ quýt mật ong ra ăn, mỗi ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần ăn 10g.

2. Nước gừng mật ong

Cách làm: Dùng 20g gừng tươi, 30g mật ong. Gừng rửa sạch, thái lát, thêm lượng nước ấm thích hợp, cho vào nồi đun nhỏ lửa, nghiền nhỏ, lọc lấy nước rồi pha trộn với mật ong. Mỗi ngày uống 1 lần vào buổi sáng vào buổi chiều.

Khoa học hiện đại nghiên cứu chỉ rõ, gừng có nhiều tinh chất chứa dễ bay hơi, có thể thúc đẩy sự tiết dịch vị, tăng nhu động dạ dày, có tác dụng làm ấm, chống nôn hay trào ngược axit.

Mật ong trong trường hợp này có tác dụng đặc biệt trong việc nuôi dưỡng lá lách và dạ dày khỏe mạnh, Khi hai thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo nên hiệu quả mạnh mẽ trong việc giảm chứng trướng bụng, đau dạ dày hay buồn nôn. Từ đó loại bỏ chứng khó tiêu một cách nhanh chóng.

3. Nước táo gai (sơn tra)

Cách làm: Dùng 9g táo gai (山楂) phơi khô hoặc sao chín lên, nghiền nhỏ trộn với một chút đường, đun với nước sôi để uống như trà.

Món đồ uống này có tác dụng đến quá trình tiêu hóa loại bỏ chất thải và điều hòa dạ dày. Táo gai có vị chua ngọt, hơi ấm, có thể kiện tì vị, tiêu hóa thực phẩm rất tốt.

Điều cần lưu ý là, người có dạ dày suy nhược thì không nên uống nhiều hoặc uống trong thời gian dài. Không nên uống khi đói bụng.


Quả sơn tra phơi khô pha trà uống

Quả sơn tra phơi khô pha trà uống

*Theo Lifetimes/Kknews

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên