Giáo sư Stanford: Làm việc chăm chỉ 70 giờ/tuần thật vô nghĩa, LÀM ÍT HƠN là cách tốt nhất gia tăng hiệu quả!
“Bận rộn không phải là một phương tiện để hoàn thành công việc, mà ngược lại, nó cản trở điều đó.” Có một số cách có thể giúp bạn hoàn thành nhiều hơn, đó là "làm ít hơn".
- 13-09-202113 tuổi trở thành CEO, 17 tuổi điều hành 2 công ty đạt doanh thu triệu USD/năm, cậu học sinh từng bị bắt nạt trở thành doanh nhân trẻ được Harvard và Stanford mời làm diễn giả
- 10-09-2021Cậu học sinh từng bị bắt nạt trở thành CEO năm 13 tuổi, 17 tuổi kiếm cả triệu USD doanh thu, được ĐH Harvard và Stanford mời làm diễn giả
- 12-08-2021‘Kỳ phùng địch thủ’ của con gái Bill Gates: Cũng tốt nghiệp Stanford, lọt top 5 VĐV cưỡi ngựa dưới 25 tuổi xuất sắc nhất thế giới
Trong công việc, "less is more" (đơn giản là nhất) là một công cụ rất hữu ích, nhưng trên thực tế, đó lại có thể là một thách thức đối với nhiều người. Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy bị vội vàng, dồn dập khi bắt đầu ngày mới với các email, thông báo cuộc họp hay những tin nhắn Zalo...
Những cuộc rượt đuổi liên tục có thể khiến ngay cả những giám đốc điều hành dày dạn kinh nghiệm nhất cũng cảm thấy choáng ngợp. Trên thực tế, trong văn hóa làm việc ngày nay, nhiều người luôn nghĩ rằng mình cần phải làm việc nhiều giờ hơn để hoàn thành nhiều công việc hơn và để thành công.
Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Đại học Stanford đã đi ngược lại niềm tin đó. Trong nghiên cứu của mình, giáo sư kinh tế John Pencavel phát hiện ra rằng năng suất mỗi giờ giảm mạnh khi một người làm việc hơn 50 giờ một tuần. Sau 55 giờ, năng suất giảm đến mức dù có bỏ ra thêm bao nhiêu giờ làm việc nữa thì nó cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Và, những người làm việc tới 70 giờ một tuần chỉ cho ra được lượng công việc tương đương với những người làm việc trong 55 giờ.
Alex Soojung-Kim Pang, một nhà nghiên cứu của Stanford và là tác giả của cuốn sách "Rest: Why You Get More Done When You Work Less" có viết: "Bận rộn không phải là một phương tiện để hoàn thành công việc, mà ngược lại, nó cản trở điều đó." Ông lập luận trong cuốn sách của mình rằng khi chúng ta xác định bản thân bằng "công việc, sự cống hiến, hiệu quả và sự sẵn sàng tiến xa hơn", chúng ta sẽ dễ dàng nghĩ rằng làm ít hơn và tạo ra nhiều bình yên hơn trong tâm trí là những rào cản để thành công.
Quy luật nỗ lực tối thiểu
Có một số cách có thể giúp bạn hoàn thành nhiều hơn bằng cách làm ít hơn, nhưng nó bắt đầu từ nơi bạn quyết định tập trung năng lượng tinh thần của mình. Mục tiêu là sống cho từng giây phút của hiện tại và tách mình ra khỏi những nhiệm vụ và vấn đề không quan trọng.
Một cách hiệu quả để làm điều này là áp dụng một quy luật tinh thần để thành công được gọi là "Quy luật nỗ lực tối thiểu". Định luật này dựa trên ý tưởng rằng trí thông minh vốn có sẽ tự nhiên chọn con đường ít kháng cự hoặc "nỗ lực" nhất.
Dưới đây là cách kết hợp Quy luật nỗ lực tối thiểu vào cuộc sống của bạn:
1. Chấp nhận hoàn cảnh hiện tại của bạn
Hãy nghĩ về hoàn cảnh hiện tại của bạn và nói với bản thân, "Tôi hiểu và chấp nhận mọi thứ. Khoảnh khắc này chính xác là những gì nó nên có". Những câu nói này ngăn bạn phản ứng với các sự kiện xung quanh và thay vào đó, nó khuyến khích bạn thừa nhận chúng một cách đơn giản.
Bạn thậm chí có thể nói, "Tôi chấp nhận hoàn cảnh của mình, ngay cả khi nó không phải như tôi muốn." Cứ như vậy, bạn sẽ đi từ suy nghĩ về tất cả những điều không theo ý mình chuyển sang tập trung vào tất cả các khả năng tích cực của thời điểm hiện tại.
2. Chịu trách nhiệm về tình hình hiện tại của bạn
Không cần phải chiến đấu và chống lại những điều nhỏ nhặt. Thực hành nghệ thuật buông xuôi bản thân có rất nhiều lợi ích. Nếu bạn đến muộn trong một cuộc họp hoặc người quản lý của bạn đang "giận cá chém thớt" với bạn, đừng chỉ tay vào người khác. Hãy nói với chính mình, "Tôi chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trong cuộc đời mình." Sau đó, hãy tiếp tục.
Khi chuyển sự chú ý trở lại bản thân mình, bạn sẽ nhận ra rằng chỉ mình bạn mới có thể kiểm soát được tâm trạng, tính khí và số phận của mình. Đừng để một ngày tồi tệ của người khác làm hỏng ngày của bạn. Khi bạn xem mình là tác nhân thay đổi, các vấn đề sẽ bắt đầu giống như cơ hội. Và khi bạn gặp phải những tình huống khó khăn, hãy tự hỏi bản thân "Tôi có thể làm gì để khắc phục nó?"
3. Đừng quan tâm tới việc được khen ngợi
Hầu hết trong mọi nơi làm việc đều tồn tại một mức độ cạnh tranh nhất định. Cố gắng đừng để bị cuốn vào những cuộc trò chuyện do cái tôi thúc đẩy hoặc cạnh tranh xem ai nhận được nhiều lời khen ngợi nhất. Khi một ý tưởng xuất hiện, hãy tập trung vào chất lượng của ý tưởng đó, thay vì người đề xuất nó. Và khi bạn đề xuất một ý tưởng, đừng lo lắng nếu nó không được chấp nhận. Hít thở và cố gắng tách mình ra khỏi kết quả.
Bạn không cần phải theo đuổi từng thứ nhỏ nhặt xuất hiện trước mặt mình, thay vào đó, hãy tập trung vào những thứ thực sự quan trọng và có ý nghĩa. Hành động của bạn sẽ nói lên rất nhiều điều và bạn có thể có được cái tiếng là người xởi lởi, thoải mái, điều này sẽ nâng cao vị thế của bạn với các đồng nghiệp của mình.
Đồng tác giả của bài viết là Deepak Chopra và Kabir Sehgal.
Deepak Chopra là đồng tác giả của cuốn "The Healing Self", người sáng lập Quỹ The Chopra Foundation và đồng sáng lập Trung tâm Chopra về Sức khỏe.
Kabir Sehgal là tác giả có sách bán chạy nhất của tờ New York Times. Anh là cựu phó chủ tịch của JPMorgan Chase, người từng đoạt nhiều giải Grammy và là cựu chiến binh Hải quân Hoa Kỳ.
Chopra và Sehgal là đồng tác giả của cuốn "Home: Where Everything Is Welcome", lấy cảm hứng từ những người nhập cư Mỹ.
Doanh nghiệp và tiếp thị