MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giao thương và du lịch Việt Nam - Trung Quốc đang thúc đẩy hàng không tăng trưởng ra sao?

Ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á -Thái Bình Dương tại công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết, tăng trưởng nhành hàng không Việt Nam là kết hợp giữa hai yếu tố kinh doanh và du lịch với nhau.

International Business Times nhận xét, ngành hàng không của Việt Nam đang bùng nổ, với các doanh nhân thường xuyên đi công tác nước ngoài và một tầng lớp trung lưu đang háo hức muốn đi du lịch.

Việt Nam đã trải qua những biến đổi kinh tế to lớn trong những năm gần đây. Ngân hàng Thế giới cho biết từ năm 2002 đến 2018, hơn 45 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo. Trong giai đoạn đó, tỷ lệ nghèo đã giảm từ hơn 70% xuống dưới 6% trong khi tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng 2,5 lần, lên hơn 2.500 USD vào năm 2018.

Sự thịnh vượng của người Việt Nam đã tạo ra một tầng lớp trung lưu mới, đòi hỏi hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao. Ngân hàng Thế giới dự đoán tỷ lệ người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu sẽ tăng lên 26% vào năm 2026 từ mức 13% hiện nay.

Đến năm 2020, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam cho biết họ dự kiến ​​sẽ có 23 sân bay với lưu lượng hàng năm là 144 triệu hành khách vào năm 2020. Đến năm 2030 sẽ là 28 sân bay với lưu lượng hàng năm là 308 triệu hành khách.

Năm 2017, Vietnam Airlines phục vụ khoảng 94 triệu hành khách, trong đó có 13 triệu người nước ngoài. Con số này dự kiến ​​sẽ đạt mức 131 triệu vào năm 2020 và 280 triệu vào năm 2030. Theo ước tính này, Việt Nam sẽ cần ít nhất 10 hãng hàng không để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, so với 6 hãng đang và sắp hoạt động hiện nay. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cho biết, Việt Nam được dự đoán sẽ trở thành thị trường hàng không tăng trưởng nhanh thứ 5 trên thế giới vào năm 2035.

Bộ Giao thông Vận tải đã có kế hoạch chi khoảng 15,4 tỷ USD để phát triển ngành hàng không đến năm 2030.

Ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á -Thái Bình Dương tại công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết, sự tăng trưởng đó là kết hợp giữa hai yếu tố kinh doanh và du lịch với nhau, điều thực sự khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với ngành hàng không.

Gần đây, các hãng hàng không tại Việt Nam đang bổ sung các tuyến mới để giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Hãng hàng không lớn nhất, Vietnam Airlines mới đây đã bổ sung hai đường bay mới đến Thâm Quyến ở miền nam Trung Quốc.

Các tuyến mới này sẽ không chỉ kết nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với một trong những trung tâm kinh tế và công nghệ sôi động nhất ở Trung Quốc mà còn cho phép khách du lịch khám phá các điểm đến trong nước hấp dẫn ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Vietnam Airlines cũng sẽ ra mắt một tuyến bay hàng ngày mới từ Hà Nội và Ma Cao, khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/12. Các hãng hàng không của Việt Nam hiện có tất cả 17 tuyến đến Trung Quốc.

Nhu cầu ngày càng tăng đã thúc đẩy các hãng hàng không mua thêm máy bay - Vietnam Airlines muốn mua 50 máy bay Airbus A3210 / 321 hoặc Boeing 737 MAX 8/9/10 trong giai đoạn 2021-2025 với giá 3,83 tỷ USD. Mới đây, hãng hàng không Bamboo Airways đã ký thỏa thuận mua 50 máy bay từ Airbus, trong khi Vietjet Air đã ký khoản vay trị giá 140 triệu USD với các ngân hàng nước ngoài để tài trợ cho việc mua 20 máy bay từ Airbus.

Ngành công nghiệp hàng không đang phát triển của Việt Nam và nền kinh tế đang bùng nổ cũng được hưởng lợi từ yếu tố địa lý.

"Vị trí địa lý rất quan trọng", ông Shoeib Choudhury, giám đốc quốc gia và tổng giám đốc, DHL Express Vietnam cho biết. "Việc có sự gần gũi về địa lý với Trung Quốc ở phía bắc, khiến quá trình cung cấp nguyên liệu thô khá thuận tiện cho sản xuất".

Hoàng An

International Business Times

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên