Giật mình giá rau, bí xanh đắt gấp đôi, thì là 250 ngàn đồng/kg dù nguồn cung bảo đảm
Giá rau tại các chợ dân sinh ở Hà Nội đang cao hơn gấp đôi so với trước bão số 3 dù các nguồn cung vẫn được bảo đảm. 10 ngàn đồng chỉ mua được 2 cọng hành lá và chút rau mùi.
- 12-09-2024Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc
- 11-09-2024Hà Nội: Người người đi siêu thị 'vét sạch' rau, thịt
- 11-09-2024Siêu thị đưa hàng trăm tấn rau, củ từ Nam ra Bắc
- 11-09-2024Dù giá tăng chóng mặt, thực phẩm, rau xanh tại nhiều siêu thị không còn để bán
- 10-09-2024Sau bão, rau xanh ở Hà Nội khan hiếm, đội giá gấp đôi
Khảo sát tại chợ 212, quận Bắc Từ Liêm, giá bí xanh, bắp cải được bán ở mức 35 - 40 ngàn đồng/kg, cao gấp đôi so với trước khi bão số 3 đổ bộ.
Tính ra nếu mua một quả bí xanh hay một cái bắp cải khoảng 2 - 3 kg, người tiêu dùng phải trả số tiền từ 70 - 120 ngàn đồng.
Trong khi đó, các mặt hàng rau thơm như thì là, hành, rau mùi cũng khá đắt đỏ, giá tăng vọt.
Chị Lan, quận Bắc Từ Liêm, bất ngờ khi mua 10 ngàn đồng chỉ được 2 cọng hành lá và một chút rau mùi.
Chị Dương Thị Huệ, chuyên sản xuất chả cá ở Hà Nội, cho biết giá rau xanh đang tăng vọt. "Hôm nay, tôi mua buôn 10 kg thì là để làm chả cá mà giá là 2,5 triệu đồng. Tính ra, mua buôn đã 250 ngàn đồng/1 kg thì là" - chị Huệ chia sẻ.
Hiện, các hệ thống siêu thị Hà Nội và phía Bắc đều khẳng định dù có khó khăn song sẽ cố gắng bình ổn giá rau xanh, thực phẩm.
Đại diện siêu thị WinMart khẳng định: Chúng tôi cam kết giữ giá bình ổn dù chi phí vận hành và vận chuyển hàng hóa gia tăng.
"Hiện tại, các mặt hàng thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau củ, cùng các sản phẩm thiết yếu như gạo, mì… được cung cấp đa dạng với giá cả ổn định. Mỗi ngày, WinEco cung ứng 100 tấn rau củ sạch phục vụ cho thị trường miền Bắc"- đại diện siêu thị WinMart cho biết.
Theo đại diện WinMart, hệ thống siêu thị sẽ tiếp tục duy trì các chương trình ưu đãi để hỗ trợ khách hàng, chương trình ưu đãi 20% dành cho các sản phẩm thịt sạch MEATDeli và rau sạch WinEco cho hội viên.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá hoàn lưu bão còn phức tạp nên nguy cơ thiệt hại vẫn còn. Do vậy, ngành nông nghiệp cần "bắt tay" phục hồi sản xuất sau bão.
Theo đó, Cục Thủy lợi chỉ đạo các đơn vị huy động toàn bộ nhân, vật lực để bơm tiêu úng cho các diện tích lúa ngập úng để khắc phục thiệt hại. Với 22.000 ha rau màu bị thiệt hại, thời vụ loại cây trồng này ngắn, Cục Trồng trọt chỉ đạo khôi phục sớm, đi kèm với đó là Cục Bảo vệ thực vật với các giải pháp phòng trừ dịch bệnh hại trên đồng ruộng, đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Người Lao Động