Giàu có bậc nhất châu Á nhưng quốc gia này đang phải đối mặt với tình cảnh “tréo ngoe” chỉ vì định kiến
Rất nhiều phụ nữ, dù đang trên đỉnh cao sự nghiệp, bỗng phải từ bỏ tất cả chỉ để làm một người mẹ hoàn hảo sau khi lập gia đình.
- 11-07-2023Chùm ảnh: Mưa lũ kinh hoàng càn quét Nhật Bản, nhấn chìm đường xá và nhiều nhà cửa
- 07-07-2023Startup được kỳ vọng đưa Nhật Bản trở lại đường đua chất bán dẫn: Muốn đầu tư 35 tỷ USD vào năm 2027, cạnh tranh với TSMC để làm chip 2 nanomet
- 03-07-2023Mưa lớn tại Nhật Bản làm tăng nguy cơ thảm họa
- 02-07-2023Lo ngại Nhật Bản xả nước phóng xạ ra biển, người Hàn Quốc đổ xô trữ tích muối
Là sinh viên năm 3 của một trong những trường đại học hàng đầu Nhật Bản về khoa học, kỹ thuật, Yuna Kato đặt mục tiêu theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu. Tuy nhiên, cô gái lo ngại mọi thứ sẽ chấm dứt khi cô lấy chồng và sinh con.
Kato cho biết những người thân trong gia đình hướng cô ra khỏi lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) với quan niệm rằng phụ nữ trong lĩnh vực này quá bận rộn nên chẳng có thời gian để hẹn hò, rồi cũng khó mà chăm lo được cho gia đình.
“Bà và mẹ tôi thường bảo rằng có rất nhiều công việc ngoài lĩnh vực STEM để tôi có thể nuôi dạy con cái”, Kato kể về nỗi lo của gia đình.
Chính những điều đó khiến không phải phụ nữ Nhật Bản nào cũng có thể kiên định lựa chọn con đường sự nghiệp. Thậm chí, không ít người đã phải gác lại đam mê do định kiến nặng nề của xã hội. Điều này đã đẩy Nhật Bản vào một tình cảnh tréo ngoe: Thiếu lao động.
Chỉ riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nhật Bản dự kiến thiếu hụt khoảng 790.000 lao động vào năm 2030. Phần lớn của sự thiếu hụt này là do khan hiếm lao động nữ.
Tình trạng này kéo dài khiến nhiều chuyên gia phải lên tiếng cảnh báo hậu quả, nhất là khi dân số Nhật Bản đang thuộc top già nhất thế giới. Nhật Bản cũng đã bị Trung Quốc soán ngôi nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu.
Hiện tại, Nhật Bản xếp cuối cùng về tỷ lệ nữ sinh viên trong các trường chuyên ngành kỹ thuật, sản xuất và xây dựng trong danh sách các quốc gia giàu có. Cứ 7 nhà khoa học ở Nhật Bản thì chỉ có 1 người là phụ nữ. Trong khi đó, phụ nữ Nhật Bản thuộc top học giỏi thứ 2 thế giới về toán và thứ 3 về khoa học.
Nhằm khắc phục tình trạng này, đầu năm 2024 tới, một chục trường đại học ở Nhật Bản, bao gồm cả Viện Công nghệ Tokyo của Kato, sẽ dành chỉ tiêu lớn hơn cho sinh viên nữ. Một số trường khác đã triển khai việc này từ năm học trước.
Đó là một sự đảo ngược lớn ở Nhật Bản, quốc gia mà phụ nữ chủ yếu vẫn được gắn với gia đình, con cái. Thậm chí, năm 2018, một trường y ở Tokyo bị phát hiện cố tình hạ thấp điểm của các nữ sinh nhằm ưu tiên năm giới. Các quan chức của trường cảm thấy lãng phí bởi có nhiều phụ nữ nghỉ làm sau khi lấy chồng và sinh con. Họ cho đó là sự lãng phí việc học.
Nhằm mục đích thay đổi thái độ của người dân, vài tháng trước, Chính phủ Nhật Bản đã xuất bản video dài 9 phút rưỡi để các nhà giáo dục và những người lớn tuổi nhận thấy “sự thiên vị vô thức” đã ngăn cả các cô gái theo đuổi giấc mơ nghiên cứu STEM như thế nào.
Ngoài ra, Cục bình đẳng giới của Chính phủ Nhật Bản sẽ tổ chức hơn 100 hội thảo về STEM, chủ yếu nhằm vào các nữ sinh mùa hè này. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất như Mazda, Mitsubishi hay Toyota đang cấp học bổng cho nữ sinh theo ngành STEM để thu hút nhân tài.
Tham khảo: Bloomberg
Nhịp sống Thị trường