MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gió có "ngưng thổi" vì khủng hoảng chuỗi cung ứng?

28-03-2023 - 21:00 PM | Tài chính quốc tế

Tham vọng về các dự án năng lượng tái tạo của Mỹ và châu Âu đang gặp trắc trở.

Gió có "ngưng thổi" vì khủng hoảng chuỗi cung ứng? - Ảnh 1.

Một cơ quan công nghiệp đã cảnh báo rằng lĩnh vực năng lượng gió toàn cầu sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng chuỗi cung ứng trong thập kỷ này. Nguyên nhân là do các nút thắt cổ chai tiềm ẩn gây ra sự hạn chế chuỗi cung ứng các nguyên liệu và bộ phận của lĩnh vực năng lượng gió.

Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho biết “công suất dự phòng trong sản xuất năng lượng gió có khả năng sẽ biến mất vào năm 2026.”

Nhóm này cho biết việc hạn chế chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến Mỹ và châu Âu vì cả hai đều nhắm đến việc triển khai đầy tham vọng các dự án năng lượng tái tạo trong nước ngay cả khi phần lớn chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp gió tập trung ở Trung Quốc.

Giám đốc điều hành của Marco Polo Marine Group là Sean Lee cho biết nhu cầu đối với các dự án năng lượng gió mới ngày càng tăng nên vấn đề ngày càng nghiêm trọng.

Các nhà sản xuất tuabin gió châu Âu bao gồm Vestas và Siemens Gamesa đã phải chịu đựng một năm 2022 đầy khó khăn. Nguyên nhân là do sự kết hợp của chi phí đầu vào tăng cao, hạn chế của chuỗi cung ứng và quy trình cấp phép chậm cho các dự án mới tạo ra lợi nhuận.

GWEC cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách “cần phải hành động ngay để tránh tắc nghẽn chuỗi cung ứng làm đình trệ việc triển khai năng lượng gió từ năm 2026. Nhóm này cho biết có những nhu cầu cấp thiết đòi hỏi tăng đầu tư vào chuỗi cung ứng trong lĩnh vực năng lượng gió trên đất liền và ngoài khơi khắp thế giới.

Giám đốc điều hành của GWEC là Ben Backwell cho biết nhiều công ty “không có khả năng đầu tư ở mức độ mà họ nên làm vì họ đã không kiếm được tiền trong vài năm qua.”

GWEC cảnh báo nên cẩn thận với những nỗ lực của các nhà lập pháp châu Âu và Mỹ nhằm khuyến khích chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong các lĩnh vực then chốt bao gồm năng lượng tái tạo. Bởi động thái này có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt.

Nhóm này cho biết năng lực lắp ráp vỏ bọc tua-bin ngoài khơi của châu Âu sẽ không còn khả năng hỗ trợ tăng trưởng bên ngoài châu Âu từ năm 2026 và đến năm 2030. Công suất này sẽ cần tăng gấp đôi so với mức hiện tại “chỉ để đáp ứng nhu cầu của châu Âu.”

Trung Quốc chiếm khoảng 60% tổng sản lượng vỏ bọc của động cơ tuabin cả trên bờ lẫn ngoài khơi. Không có cơ sở lắp ráp vỏ bọc ngoài khơi nào ở Bắc Mỹ, mặc dù các công ty bao gồm GE Renewable Energy và Vestas gần đây đã công bố kế hoạch đầu tư tại Mỹ.

Tham khảo Reuters

PV

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên