Góc kinh tế học: Ánh đèn đêm có thể tiết lộ gì về kinh tế của một quốc gia?
Người ta thường nói một bức ảnh đáng giá cả ngàn lời nói. Giá trị của những bức ảnh chụp từ không gian chính là một phương pháp mới để đo lường sự tăng trưởng và các hoạt động kinh tế.
- 04-11-2019Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Điều kiện tiếp cận thị trường của Việt Nam còn nhiều hạn chế
- 04-11-2019Bộ trưởng Thương mại Mỹ: Phái đoàn Mỹ sắp đến Việt Nam để phát triển quan hệ thương mại
- 04-11-2019CNN: Xe máy điện VinFast là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội
Hàng thập kỷ qua, các nhà kinh tế học đã tăng cường sử dụng hình ảnh vệ tinh từ trái đất vào ban đêm. Những "chiếc đèn đêm" này, theo cách gọi thông thường của các nhà phân tích, giúp nghiên cứu nhiều chủ đề khác nhau, từ tăng trưởng và phát triển đến nghèo đói và bất bình đẳng, đặc biệt là ở những nơi có nền kinh tế lạc hậu và dữ liệu cung cấp không đáng tin cậy.
Những chiếc đèn đêm còn tiết lộ cả mọi ngóc ngách nơi phương trời xa xôi của thế giới được biểu hiện qua từng chi tiết mới mẻ và cách chúng thay đổi theo thời gian.
Dựa trên nghiên cứu, nhìn vào biểu đồ tuần, hiệu quả kinh tế mạnh mẽ trong 3 thập kỷ qua đã khiến châu Á được "thắp sáng" nhiều hơn về đêm.
Ví dụ, sự tăng trưởng bền vững của Trung Quốc và Ấn Độ đã khiến nhiều ánh điện xuất hiện hơn vào ban đêm. Hàng triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói dưới ánh đèn lấp lánh. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều đã dẫn đến một số nơi vẫn phải chìm trong bóng tối.
Dữ liệu từ những chiếc đèn này rất hữu ích vì nó luôn được cập nhật và đăng trực tuyến thường xuyên, phản ánh nền kinh tế gần như chi tiết và rõ ràng nhất. "Đèn đêm" giúp theo dõi các thay đổi của nền kinh tế, ví dụ, sự thay đổi theo thời gian, các đánh giá về kinh tế cấp khu vực và thậm chí ước tính lại GDP của nhiều nền kinh tế.
Điều này là vô cùng hiệu quả trong việc làm sáng tỏ sự hiểu biết chúng ta về các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình – nơi mà những dữ liệu được cung cấp chính thức thường không đầy đủ và chính xác.
Ví dụ, so sánh những chiếc đèn đêm trước và sau tác động của chiến tranh hoặc thiên tai đã tiết lộ sự tàn phá và bất bình đẳng của chúng tại các quốc gia, điều mà thường không được phản ánh chân thực trong dữ liệu tổng hợp như là một bản báo cáo ở nước đó. Một ví dụ khác gần đây là Mozambique trước và sau cơn bão Idai năm nay.
Thoáng qua trong phút chốc, ánh đèn đêm là những dấu chân các quốc gia để lại trong không gian. Lượng dữ liệu khổng lồ biểu hiện qua ánh đèn đó đã mang lại sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động và các hành vi kinh tế cho chúng ta. Tất cả điều này chỉ là đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên dữ liệu lớn.
Trong hiện tại và tương lai sẽ có vô số những nhà nghiên cứu kinh tế khác đang khai thác các dữ liệu từ hình ảnh vệ tinh, còn con người sẽ bước chân vào một trải nghiệm khám phá mới, nhưng với điểm bắt đầu là từ không gian.