Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng - “Liều thuốc” giúp doanh nghiệp thủy sản vượt khó
Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi vừa được ngành ngân hàng công bố chiều 19/7 chính là một trợ lực giúp doanh nghiệp thủy sản vượt khó khăn.
- 20-07-2023Vay tiền từ gói tín dụng 15.000 tỷ hỗ trợ lâm, thuỷ sản ở ngân hàng nào?
- 19-07-2023Chính thức có gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lâm, thủy sản, lãi suất thấp hơn 1-2% so với thị trường
- 14-06-2023TP Hồ Chí Minh: Gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp đã giải ngân 117.000 tỷ đồng
Người nuôi thua lỗ do giá nguyên liệu giảm mạnh. Còn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đang lao đao khi số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm từ 20 - 50%. Để vượt khó khăn, quan trọng là doanh nghiệp thủy sản cần đảm bảo sức khỏe tài chính, từ đó duy trì sản xuất ổn định, sẵn sàng nguồn nguyên liệu khi thị trường tiêu thụ hồi phục.
Từ nay đến hết 30/06 năm sau, các doanh nghiệp thủy sản sẽ được vay vốn với lãi suất thấp hơn tối thiểu từ 1 - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn. 12 ngân hàng thương mại đã đăng ký tham gia gói tín dụng 15.000 tỷ.
Ngay sau khi gói này được triển khai, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cam kết tham gia với 3.000 tỷ, miễn, giảm các loại phí dịch vụ đối với khách hàng tham gia chương trình này.
"Thị trường hồi phục vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, thời điểm này, các doanh nghiệp nên tiếp cận vốn khi đã có các hợp đồng đầu ra thì tích trữ hàng để sẵn sàng xuất khẩu khi thị trường hồi phục", bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Agribank, cho biết.
Những giải pháp hỗ trợ cho ngành thủy sản được triển khai ngay đầu quý III sẽ giúp các doanh nghiệp giữ được bạn hàng. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Đây được coi là liều thuốc trợ lực kịp thời giúp doanh nghiệp thủy sản thoát khó và có cơ hội vực dậy. Có vốn, doanh nghiệp tiếp tục tích trữ nguyên liệu - vốn được coi là dòng máu nuôi sống các nhà máy chế biến. Còn nông dân có thêm động lực thoát cảnh phải treo ao.
"Giải pháp của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ vào thời điểm này sẽ giúp ích được cho ngành hàng duy trì được chuỗi cung ứng và chúng ta sẽ có được ơ hội tốt hơn vào cuối năm nay", ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, đánh giá.
Cuối quý II, trước những tác động của tình hình kinh tế thế giới, ngành thủy sản Việt Nam phải điều chỉnh giảm mục tiêu xuất khẩu từ 11 tỷ USD xuống 10 tỷ USD, thậm chí có kịch bản tính tới chỉ còn 9 tỷ USD, giảm thị phần vào Mỹ và tăng cường đẩy hàng sang châu Âu, Trung Quốc.
Căn cứ vào ngành hàng, căn cứ tín hiệu thị trường để thúc đẩy xúc tiến thương mại, để về đích. Còn riêng xuất khẩu thủy sản khai thác chưa bao giờ tăng như năm nay. Đây cũng là những nhân tố chúng ta cần phân tích để có giải pháp phù hợp", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định.
Những giải pháp hỗ trợ cho ngành thủy sản được triển khai ngay đầu quý III sẽ giúp các doanh nghiệp giữ được bạn hàng, nếu không thì nguy cơ đánh mất thị trường đang hiển hiện. Bởi doanh nghiệp Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh lớn từ những đối thủ xuất khẩu với giá bán rẻ hơn như Ecuador và Ấn Độ.
VTV.VN