Google và Firefox “ra tay” bảo vệ người dùng
Google đưa ra động thái mới về bảo mật cho người dùng. Ảnh: Google
Google sẽ xóa các lượt ghé thăm các địa điểm “nhạy cảm” khỏi lịch sử vị trí của người dùng, trong khi Firefox cũng hướng đến việc bảo mật cho người lướt web.
- 05-07-2022Ngay cả Google cũng quên điều cơ bản này
- 05-07-2022Xác thực thông tin thuê bao để giải quyết dứt điểm tình trạng dùng SIM rác, nặc danh
- 05-07-2022Thêm một sàn giao dịch cấm rút tiền, Bitcoin chật vật phá mốc 20.000 USD
Cụ thể, Google cho biết sẽ xóa các lượt ghé thăm phòng khám phá thai, nơi trú ẩn bạo lực gia đình, phòng khám giảm cân và một số địa điểm nhạy cảm khác khỏi "Lịch sử vị trí" ngay sau khi người dùng ghé thăm.
Sự thay đổi này diễn ra sau quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ về việc lật lại án lệ "Roe kiện Wade" và các động thái mà một số bang đã thực hiện để ngăn chặn việc phá thai ngoài vòng pháp luật.
Lịch sử duyệt web và YouTube vốn có thể được sử dụng làm bằng chứng trong các cuộc điều tra nhưng bài đăng của Google không đề cập bất kỳ điều gì về điều này.
Về mặt pháp lý, Google phải tuân thủ các yêu cầu nhất định của nhà chức trách về dữ liệu và có thể bị buộc phải công bố các nhật ký hoạt động nếu chúng vẫn tồn tại. Tuy nhiên, Google nhấn mạnh rằng họ sẽ phản đối các yêu cầu quá giới hạn.
Google cũng nhấn mạnh khi nhà chức trách yêu cầu họ sẽ phải cung cấp dữ liệu nhưng đồng thời cũng sẽ báo cho người dùng được biết (trừ trường hợp nhà chức trách không cho phép).
Liên quan đến vấn đề bảo mật, Mozilla cho biết đã tung ra phiên bản Firefox 102 nhằm ngăn chặn việc các trang web theo dõi thu thập dữ liệu thông tin của người dùng khi họ lướt web.
Phiên bản mới tự động tách các tham số truy vấn trong một chuỗi URL (định vị tài nguyên thống nhất). Đây là một loạt các chữ cái, số và ký hiệu theo sau dấu chấm hỏi ở phần thứ hai của một số URL nhất định. Ví dụ:
https://thuishaven.nl/16-juli-thuishaven-zomer-technospecial-w-colin-benders-nachtshow/ ? fbclid = IwAR3Q7R2K9A5pe6FWNnJOFiWxSXBzEJ44hbJmmbqVDmD1TKdhliwEWLhm
Tham số truy vấn mở ra một cửa sổ thâm nhập quyền riêng tư trực tuyến của người đang lướt web. Sự thâm nhập này có thể cung cấp dữ liệu cá nhân cho các trang web đang theo dõi hành vi của người dùng.
Để kích hoạt tính năng chống theo dõi mới, hãy chuyển đến mục Cài đặt (Setting) trên trình duyệt Firefox, nhấp vào Quyền riêng tư & Bảo mật (Privacy & Security) và thay đổi Bảo vệ Theo dõi Nâng cao (Enhanced Tracking Protection) thành Nghiêm ngặt (Strict).
Nhấp vào mục Nghiêm ngặt (Strict) để thay đổi kích hoạt tính năng chống theo dõi mới trên Firefox. Ảnh Firefox
Người dùng cần lưu ý các tham số truy vấn sẽ không bị loại bỏ khi duyệt web ở Chế độ Riêng tư, ngay cả khi đã kích hoạt Chế độ nghiêm ngặt (Strict).
Để bật tính năng này ở Chế độ Riêng tư, hãy nhập "about: config" vào thanh địa chỉ, sau đó nhập "strip" trong chức năng tìm kiếm. Đặt tùy chọn thứ ba thành "true" và trình duyệt đã sẵn sàng bảo vệ người dùng khi duyệt web ở Chế độ Riêng tư.
Các bật tính năng chống theo dõi mới ở Chế độ duyệt web Riêng tư. Ảnh: Firefox
Mozilla cảnh báo rằng một số trang web có thể không hoạt động bình thường khi sử dụng Bảo vệ Theo dõi Nâng cao ở Chế độ nghiêm ngặt. Trong trường hợp đó, bạn có thể chuyển về Chuẩn, không cung cấp tính năng chống theo dõi.
Cài đặt quyền riêng tư mặc định của Firefox chủ động hơn so với cài đặt của các trình duyệt phổ biến khác như Chrome, Edge và Safari.
Cụ thể, nó chặn các trình theo dõi phương tiện truyền thông xã hội, chặn các trình mã hoá thâm nhập phần cứng, chặn các trình lấy dấu vân tay, chặn các tệp cookie lưu trữ khi truy cập trang web cũng như chặn các nội dung theo dõi tổng thể trong tất cả các cửa sổ.
Tuy nhiên, không có cách bảo vệ nào là tuyệt đối. Ngay cả với phiên bản cập nhật mới, người dùng phải tự mình điều chỉnh hầu hết các cài đặt bảo mật ở Chế độ nghiêm ngặt hoặc Chế độ tùy chỉnh.
Người Lao Động