GS đầu ngành Trung Quốc: Để chống lại Covid-19, nên làm một việc rất quan trọng để tăng kháng thể
Giáo sư Trương Văn Hồng là người có kinh nghiệm thực tế trong việc điều trị Covid-19 tại Trung Quốc, ông đã chia sẽ những ý kiến của mình về cuộc chiến này với lời khuyên hữu ích.
- 19-04-2020Bác sỹ tuyến đầu điều trị bệnh nhân Covid-19: "Mong mọi người nghiêm túc cách ly xã hội vì sức chúng tôi có hạn"
- 17-04-2020Hình ảnh thường thấy trong các bệnh viện điều trị Covid-19: Tại sao nhiều bệnh nhân phải nằm sấp khi điều trị?
- 17-04-2020Nhiều trẻ nhiễm COVID-19 không có biểu hiện ho hoặc sốt
Giáo sư Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong), lãnh đạo Nhóm Chuyên gia Điều trị Covid -19 Thượng Hải, Giám đốc Khoa Nhiễm, Bệnh viện Hoa Sơn, Đại học Fudan (TQ), đã thực hiện cuộc điện đàm trên video với tư cách là thành viên làm nhiệm vụ của Trung Quốc tại Liên minh châu Âu.
Ông đã trả lời các câu hỏi của Đại sứ Trung Quốc tại châu Âu và đại diện của Phòng Thương mại Trung Quốc châu Âu về những vấn đề mà cộng đồng đang rất quan tâm.
Chúng ta tiếp tục cùng tham khảo những thông tin hữu ích về dịch Covid-19 ở TQ và Thế giới cũng như kinh nghiệm mà Trung Quốc đã thực hiện thành công bước đầu với cuộc chiến chống Covid-19 đầy cam go.
Đối với những người nếu vì tính chất công việc và nhu cầu giao tiếp xã hội, không thể cách ly hoàn toàn tại nhà được thì phải làm sao?
Nếu bạn không giữ một khoảng cách xã hội hiệu quả, nguy cơ nhiễm virus sẽ vô cùng lớn. Tại sao lại yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang? Trên thực tế, đeo khẩu trang chính là cách tăng thêm một phần giãn xa khoảng cách giao tiếp xã hội.
Khẩu trang không thể ngăn chặn hoàn toàn virus, nhưng nó có thể làm cho khoảng cách xã hội ban đầu 1,5 mét trở thành 4 mét.
Nếu bạn làm việc trong một tổ chức/cơ quan, ít nhất bạn phải làm được việc đeo khẩu trang khi đi làm, và không gian văn phòng nên rộng rãi hơn. Trong cùng một cơ quan đơn vị, tôi không biết ai là nguồn lây nhiễm, vì vậy tôi khuyên mọi người không nên ăn cùng nhau, ăn cùng nhau là rủi ro lớn nhất.
Nếu người trong gia đình có việc cần phải đi ăn với người khác bên ngoài, thì ở nhà, bạn không nên ăn cùng anh ấy (cô ấy) nữa.
Trong thời gian bình thường, bạn cũng nên chú ý giữ khoảng cách với người khác, không được tùy tiện giao tiếp gần gũi thân mật, cũng không nên nói chuyện với người khác trong một thời gian dài, không có gì để mà cần phải nói nhiều như vậy.
Nếu bệnh nhân đang ở trong tình trạng nhẹ, chưa thể nhập viện điều trị, làm cách nào để tình trạng bệnh nhẹ đó không tiến triển nặng lên?
Theo quan sát của chúng tôi, cứ trong 100 bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, có khoảng 15 bệnh nhân nặng, trong đó có 3 bệnh nhân nguy kịch cần phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt ICU.
Số 15 người này nhất định phải nhập viện để điều trị.
Tình trạng bệnh nhân nhiễm Covid-19 từ nhẹ chuyển biến sang nặng là một nguy cơ đang tồn tại/diễn biến có thể xảy ra, và bất cứ ai cũng có thể rơi vào 15% này.
Tại sao bệnh đang nhẹ lại trở nên nghiêm trọng hơn?
Lý do chính là thiếu dinh dưỡng cực độ.
Chúng ta có thể lấy ví dụ, những người ở nước ngoài chạy dịch về nước. Một số người đang trên đường trở về nhà, giống như một cuộc chạy trốn thoát thân. Họ chỉ có mì ăn liền trong hành lý.
Vài ba ngày từ khi lên máy bay, hạ cánh và đến khu vực cách ly tập trung, họ chỉ ăn mì ăn liền. Rất nghèo dinh dưỡng.
Chúng ta phải đảm bảo có đủ dinh dưỡng và đủ năng lượng để tạo ra một lượng lớn kháng thể. Dựa vào cái gì? Đó chính là hãy dựa vào protein/chất đạm. Nếu cứ ăn cháo và ăn dưa muối hàng ngày thì không thể nào cơ thể chúng ta có thể sản xuất ra đủ kháng thể.
Sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, mấy ngày sau thì triệu chứng trở nên nghiêm trọng nhất?
Thông thường là từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, giai đoạn này, điều quan trọng nhất là dinh dưỡng.
Bạn có thể ăn những món ăn dễ tiêu hóa nhất, như sữa, trứng, súp cá, cháo, nước canh để uống, bã cũng nên ăn, rau cũng nên ăn đủ.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất, duy trì và vượt qua được thì hầu hết mọi người sẽ ở trong trạng thái đảo ngược. Cứ như vậy sau 10 ngày, bệnh sẽ vượt qua đỉnh và chấm dứt.
Khi nào thì bạn nên đến bệnh viện để tìm một chiếc giường cho chính mình?
Đó là khi bạn cảm thấy khó thở, sự khác biệt lớn nhất giữa mức độ nghiêm trọng của căn bệnh Covid-19 này chính là khó thở. Nếu khó thở là phải nhập viện.
Tiêu chí phán đoán: Bạn thử cầm lấy một vật nhỏ trong tay và xem bạn có thể đi bộ 200 mét hoặc leo lên hai tầng mà không bị gián đoạn. Sau khi bạn hoàn thành, bạn không cảm thấy khó thở thì là nhẹ, nếu bạn không thực hiện được thử thách này, nghĩa là có vấn đề.
*Theo Health/Sohu
ICTVietnam
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai