MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gửi tiết kiệm 11,1 tỷ đồng, 5 phút sau tài khoản đã về 0: Người phụ nữ báo ngân hàng nhưng không ai giải quyết, cảnh sát vào cuộc bắt hết đường dây lừa đảo

26-02-2024 - 15:53 PM | Sống

Gửi tiết kiệm 11,1 tỷ đồng, 5 phút sau tài khoản đã về 0: Người phụ nữ báo ngân hàng nhưng không ai giải quyết, cảnh sát vào cuộc bắt hết đường dây lừa đảo

Một đường dây lừa đảo dựa vào “lỗ hổng” của ngân hàng mà ngang nhiên chiếm đoạt một số tiền khổng lồ của người dân.

Tiền biến mất sau 5 phút gửi tiền vào ngân hàng

Năm 2014, bà Phương Đức Phúc đến từ Chiết Giang (Trung Quốc) hớt hải báo cảnh sát sát rằng bản thân bị mất 330 vạn NDT (tương đương 11,1 tỷ VND) trong một tài khoản ngân hàng, nhờ cảnh sát điều tra rõ sự tình. Nhận được thông tin vụ việc, cảnh sát lập tức vào cuộc.

Vụ việc bắt đầu từ 2013, khi bà Phương ra ngân hàng gửi tiền. Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường, nhân viên ngân hàng đưa giấy tờ cho bà rồi dặn bà một năm sau đúng ngày đáo hạn thì đến ngân hàng để rút tiền về.

Gửi tiết kiệm 11,1 tỷ đồng, 5 phút sau tài khoản đã về 0: Người phụ nữ báo ngân hàng nhưng không ai giải quyết, cảnh sát vào cuộc bắt hết đường dây lừa đảo- Ảnh 1.

Bà Phương

Một năm sau, đúng như lời của nhân viên ngân hàng, bà Phương đến ngân hàng để rút tiền. Nhân viên ngân hàng giúp bà kiểm tra một thông tin một hồi rồi cau mày. Cô thông báo với bà, tiền trong tài khoản ngân hàng của bà hiện tại còn 0 đồng.

Nghe câu nói này của nhân viên ngân hàng, bà Phương vô cùng sửng sốt. Tiền của bà để trong tài khoản ngân hàng sao mà không cánh mà bay. Bà không tin, yêu cầu ngân hàng phải chứng minh rõ ràng. Nhưng vì bảo mật liên thông tin quan đến khách hàng, nên yêu cầu này bị ngân hàng từ chối. Khi nhìn thấy vẻ mặt bất lực của bà Phương, giám đốc ngân hàng đã cho bà xem một phần lịch sử giao dịch tiền của tài khoản.

Gửi tiết kiệm 11,1 tỷ đồng, 5 phút sau tài khoản đã về 0: Người phụ nữ báo ngân hàng nhưng không ai giải quyết, cảnh sát vào cuộc bắt hết đường dây lừa đảo- Ảnh 2.

Quả thật, đến nhân viên cũng phải bất ngờ, vì theo lịch sử giao dịch, năm 2013, đúng là bà Phương đã gửi ngân hàng 330 vạn NDT (tương đương 11,1 tỷ VND). Trong lịch sử có tổng cộng hai giao dịch. Một là bà gửi tiền, hai là sau khi bà gửi tiền được 5 phút tiền tiền đã chuyển sang tài khoản khác đặc biệt là trên giấy tờ có chữ ký xác nhận của bà Phương.

Vậy rốt cuộc ai là người đứng sau vụ việc này? Vì ngân hàng không có lời giải thích thỏa đáng nên bà Phương đã báo cảnh sát.

Ai là người đứng sau vụ việc

Năm 2013, bà Phương có đến ngân hàng gửi tiền. Nhân viên có gợi ý cho bà một chương trình mới của của ngân hàng. Chỉ cần bà gửi tiền tỷ trở lên thì lãi suất kỳ hạn một năm lên đến 15%, nếu gửi tiền chục tỷ thì lãi suất kỳ hạn một năm sẽ lên đến 20%.
Nghe thấy mấy lời của nhân viên, ban đầu bà không tin nhưng sau một hồi bị thuyết phục, bà đã không nghi ngờ và đã hoàn toàn tin tưởng. Bà nghĩ rằng bây giờ bà chưa dùng gì đến tiền với lại nếu mỗi năm lãi tận 15%, thì một năm sau bà sẽ có trong tay một số tiền lớn.

Gửi tiết kiệm 11,1 tỷ đồng, 5 phút sau tài khoản đã về 0: Người phụ nữ báo ngân hàng nhưng không ai giải quyết, cảnh sát vào cuộc bắt hết đường dây lừa đảo- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bà Phương không phải là người đầu tiên bị mắc bẫy, có đã nhiều người báo cảnh sát khi phát hiện ra sự tình.

Để điều tra ra sự việc cảnh sát đã triệu tập tất cả những người bị mất tiền giống như trường hợp của bà. Một điều đáng kinh ngạc mà cảnh sát phát hiện ra rằng tất cả người đến ngân hàng gửi tiền đều do cô Trúc - nhân viên ngân hàng xử lý thủ tục. Trước khi cảnh sát điều tra, cô Trúc đã xin từ chức. Nhận thấy có điều đáng nghi, cảnh sát đã điều tra thông tin của cô.

Gửi tiết kiệm 11,1 tỷ đồng, 5 phút sau tài khoản đã về 0: Người phụ nữ báo ngân hàng nhưng không ai giải quyết, cảnh sát vào cuộc bắt hết đường dây lừa đảo- Ảnh 4.

Vụ việc này liên quan đến nhiều ngân hàng khác. Hơn nữa, số tiền mà bà Phương bị mất không phải là con số lớn nhất. Có một bà mẹ ở Hàng Châu, gửi liền một lúc 1300 vạn NDT (tương đương với 44 tỷ NDT) kết quả cũng giống trường hợp bà Phương. Thêm nữa, điều đặc biệt, tất cả những số tiền bị mất này đều được chuyển đến số tài khoản ngân hàng có tên Khưu.

Thao tác chí mạng

Thông qua video giám sát mà bên ngân hàng cung cấp, mỗi một người đến ngân hàng sau khi làm xong thủ tục gửi tiền, nhân viên ngân hàng yêu cầu khách hàng tiến hành thêm một thao tác nữa. Đó là nhập mật khẩu.

Vì nghĩ đây là một phần trong thủ tục nên người gửi không nghi ngờ gì. Mọi người không thể biết rằng đây chính là lý do khiến cho tiền của mình bị chuyển tiền sang số tài khoản của người họ Khưu.

Những người gửi tiền sau khi hoàn tất thủ tục cũng không kiểm tra số dư ngay lập tức. Đồng thời nhân viên ngân hàng cũng không tiết lộ gì đến chuyện này, nên một năm sau đến khi đáo hạn mới phát hiện ra sự việc.

Năm 2015, toàn bộ đường dây lừa đảo bị tòa án phán quyết tù chung thân, những người liên quan khác thì cũng bị bắt. Số tiền của những người gửi bị mất sẽ được trả lại cả tiền gốc và lãi.
















Lưu Ly

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên