Gửi tiết kiệm gần 500 triệu đồng để dành lấy vợ, 3 tháng sau đến ngân hàng rút tiền người đàn ông sốc nặng vì tài khoản của anh "không có một đồng nào"
Người đàn ông tá hỏa khí tài khoản tiết kiệm nửa tỷ đồng đã không còn.
- 10-09-2024Điều chưa biết về GS.TS miền Nam vừa gửi sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng ủng hộ vùng bão lũ miền Bắc, cả đời cống hiến vì sự nghiệp "trồng người"
- 10-09-2024Gửi tiết kiệm 3,4 tỷ đồng với lãi suất gần 5%/năm, 5 năm sau, người phụ nữ đến ngân hàng rút tiền thì bị cảnh sát bắt giữ: Ngân hàng chối bỏ trách nhiệm
- 09-09-2024Đi làm 11 năm nhưng không có nổi 1 đồng tiết kiệm, cuối cùng tôi đã tìm ra cách thoát khỏi tình trạng “viêm màng túi”
Gom góp để chuẩn bị cưới vợ
Anh Vương gần đến tuổi kết hôn. Vì không muốn bố mẹ thêm áp lực nên mỗi ngày đều làm việc chăm chỉ để tiết kiệm tiền chuẩn bị đám cưới. Nhịn ăn nhịn mặc bao nhiêu năm, cuối cùng anh đã cóp được 14 vạn NDT (tương đương với 484 triệu VND). Để khoản tiền này được đảm bảo cũng như đẻ ra lãi, anh quyết định gửi tiền vào ngân hàng.
Do số tiền khá lớn nên anh đã chia thành 4 lần gửi. Hai lần đầu anh gửi 5 vạn NDT (tương đương với 173 triệu VND), hai lần sau gửi 2 vạn NDT (tương đương với 69 triệu VND).
Một thời gian sau, anh gặp được người bạn đời của mình. Tìm hiểu một thời gian, hai người tiến đến hôn nhân. Để chuẩn bị lễ cưới, anh Vương quyết định rút 2 vạn NDT (tương đương với 69 triệu VND). Nhưng khi đến ngân hàng, anh bỗng sững người vì nhân viên nói rằng trong tài khoản của anh, một đồng cũng không còn.
Anh Vương hoàn toàn không tin vào tay mình. 14 vạn NDT (tương đương với 484 triệu VND) của mình lại có thể biến mất một cách vô lý được như vậy. Anh liền nhờ nhân viên kiểm tra một lần nữa.
Sau một hồi kiểm tra kỹ lưỡng, quả thực số dư tài khoản của anh chỉ còn một số 0 tròn trĩnh. Để chắc chắn, anh hỏi nhân viên xem có sai sót ở hệ thống không, nhưng cô ấy khẳng định chắc chắn không có chuyện đó.
Không thể chấp nhận tiền của mình không cánh mà bay, anh đã làm náo loạn ngân hàng. Anh Vương vừa lớn tiếng vừa lấy điện thoại ra quay làm bằng chứng. Nhìn thấy hành động của anh, nhân viên vội căn ngăn vì theo quy định của ngân hàng không được phép làm vậy.
Sau một hồi căn ngăn không được, cô bất lực bèn gọi cấp trên của mình ra giúp đỡ. Thế nên, giám đốc ngân hàng mời anh Vương đến văn phòng làm việc và giúp anh làm rõ sự việc.
Sai lầm khiến biến mất tiền
Hóa ra, lúc gửi 2 vạn NDT (tương đương với 69 triệu VND) vào ngân hàng, có một thủ tục cần thao tác trên điện thoại. Đang loay hoay không biết làm như thế nào, một người nhân viên ngồi bên cạnh nhìn thấy anh Vương chưa thực hiện được nên ngỏ ý muốn giúp.
Sau khi cầm điện thoại của anh Vương một lúc lâu, thao tác cuối gửi tiền đã được hoàn thành. Vì tin tưởng nhân viên, anh không kiểm tra lại số dư tài khoản của mình.
Giám đốc ngân hàng nói, số tiền của anh Vương không phải là không còn, mà đã bị người nhân viên ấy mua cổ phiếu dưới mã giới thiệu nhân viên để hưởng hoa hồng. Đương nhiên, biết được tin anh Vương không thể chấp nhận và mong ngân hàng có thể giúp anh lấy lại số tiền.
Vì hợp đồng mua bán cổ phiếu đã được ký kết, muốn lấy lại số tiền không phải là chuyện đơn giản cần phải bồi thường một khoản tiền để phá hợp đồng. Không còn cách nào khác, anh Vương nhờ cảnh sát vào cuộc.
Pháp luật vào cuộc
Anh Vương bị một người nhân viên ngân hàng lấy tiền mua cổ phiếu trong khi bản thân không biết chuyện, từ góc độ pháp luật, hành vi này có vi phạm pháp luật không?
Đầu tiên, khi anh Vương không biết thao tác gửi tiền trên điện thoại nên tin tưởng vào sự giúp đỡ của nhân viên ngân hàng. Do vậy, anh bị người nhân viên này lén đăng ký dịch vụ lấy tiền mua cổ phiếu. Hành động này đã vi phạm “quyền được biết” của anh Vương.
Tiếp theo, khi tiểu Vương gửi 2 vạn NDT (tương đương với 69 triệu VND) vào tài khoản ngân hàng, mục đích của anh ấy không phải là mua cổ phiếu mà là gửi tiết kiệm. Do vậy, “ mua cổ phiếu” ở đây không phải ý muốn của anh.
Theo điều 143 bộ luật dân sự Trung Quốc, hành vi vi phạm pháp luật dân sự khi người vi phạm có chủ đích làm ra hành động vi phạm. Cho nên, anh Vương không phải chịu trách nhiệm bồi thường hợp đồng mà vẫn có thể lấy lại tiền.
Nhịp sống thị trường