Gừng tăng miễn dịch, kháng virus: Đem uống cùng thứ này mỗi sáng hiệu quả càng tăng cao còn giảm đường huyết, sạch mạch máu, chống ung thư
Gừng là gia vị rẻ tiền nhưng vô cùng tốt cho sức khỏe, nhất là trong mùa dịch bệnh Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp. Khi pha gừng cùng thứ nước này thì càng tăng cường hiệu quả, còn phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm.
- 05-03-20223 kiểu ăn cơm giúp hạ đường huyết, chống béo phì rất hiệu quả của người Nhật: Người Việt hẳn sẽ tiếc nuối vì chưa biết để áp dụng
- 05-03-2022Báo động: Sau 6 tháng tuổi, trẻ thường thiếu kẽm đi đôi thiếu sắt và thiếu ở mức cao
- 04-03-2022Trứng gà có 5 thứ là "kẻ thù không đội trời chung": Lỡ ăn cùng là "đánh nhau" trong bụng, tăng nguy cơ kích hoạt ung thư, ngộ độc
Gừng giúp tăng cường miễn dịch , kháng virus hiệu quả được Đông - Tây y ghi nhận
Gừng là một vị thuốc rẻ tiền ngay trong nhà bạn được Đông y công dụng tăng cường miễn dịch, kháng virus rất tốt. Gừng còn có tên gọi khác là sinh khương, can khương, bạch khương, hắc khương – tùy theo dạng khô hay tươi, màu trắng hay đen. Tùy từng loại gừng sẽ có tính chất khác nhau một chút. Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, gừng tươi có thể chữa cảm mạo , phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Dùng 4-8 g sắc nước uống.
Trong khi đó, gừng khô dùng để chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, thổ tả, chân tay lạnh, ho có đờm… Gừng đen (xao cháy gừng) chữa đau bụng lạnh, chân tay nhức mỏi, băng huyết.
Nghiên cứu đăng tải trên Healthline cho thấy, gừng chứa nhiều gingerol, paradols, sesquiterpenes, shogaols và zingerone. Tất cả những chất này đều có đặc tính chống viêm cùng khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Điều này khiến gừng trở thành siêu gia vị có thể tăng cường sức khỏe miễn dịch. Thế nên, từ lâu, người ta vẫn khuyên nhau uống nước gừng như một cách đơn giản nhất để chống viêm, giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.
Nhiều nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cũng cho thấy, gừng có đặc tính kháng vi-rút và kháng khuẩn mạnh mẽ. Một nghiên cứu trong ống nghiệm đăng tải trên Healthline cho thấy, gừng tươi có tác dụng kháng vi-rút đối với vi-rút hợp bào hô hấp ở người (HRSV), gây nhiễm trùng đường hô hấp và giúp tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại HRSV.
Đem gừng pha uống với nước cà rốt càng tăng cường miễn dịch, giúp giảm đường huyết, sạch mạch máu, chống cả ung thư
Gừng là gia vị rẻ tiền nhưng vô cùng tốt cho sức khỏe, nhất là trong mùa dịch bệnh Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp. Khi pha gừng cùng nước ép cà rốt, uống ngay vào buổi sáng, công dụng sức khỏe càng được nâng cao, theo Boldsky:
1. Hệ thống miễn dịch thêm tăng cường
Sự kết hợp của cà rốt và gừng mang lại cho bạn những lợi ích của nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Vitamin A và C trong cà rốt rất tốt cho tế bào máu. Trong khi đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của gừng giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Chúng cũng giúp giải độc cơ thể . Đây là một cách khác để cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Đặc tính chống vi khuẩn nhờ sự kết hợp cà rốt và gừng giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi-rút gây nhiễm trùng. Từ đó giữ cho bạn luôn khỏe mạnh.
2. Hạn chế nguy cơ ung thư
Theo Webmd , cà rốt rất giàu beta-carotene mà cơ thể cần để tạo ra vitamin A. Nó tốt cho thị lực của bạn, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và có thể bù đắp một số tác dụng phụ của hóa trị, như mảng trắng, sưng và loét trong miệng bạn.
Khi kết hợp cùng nước ép gừng sẽ bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại ung thư như ung thư buồng trứng, đại trực tràng, phổi, vú...
Riêng gừng còn vô cùng hữu ích để ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư. Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 chỉ ra rằng, gingerols có trong nước gừng thúc đẩy tế bào ung thư buồng trứng chết và cũng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết.
3. Kiểm soát đường huyết, quản lý bệnh tiểu đường
Nước gừng cà rốt giàu chất chống oxy hóa nên được uống thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Gừng làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện hiệu quả của insulin và giảm các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Cà rốt cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng là loại rau có chỉ số đường huyết thấp. Trong khi carotenoid giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
4. Làm sạch mạch máu, cải thiện sức khỏe tim mạch
Beta-carotene, alpha-carotene và lutein trong cà rốt làm giảm nguy cơ đau tim, đồng thời hàm lượng kali trong cà rốt làm giảm huyết áp.
Trong khi đó, gừng cũng giúp giảm mức cholesterol và điều hòa huyết áp nhờ hàm lượng gingerol dồi dào.
5. Điều trị đau cơ
Gừng là một phương thuốc đã được chứng minh giúp giảm đau nhức cơ bắp. Khi kết hợp với vitamin A có khả năng chống viêm khớp thì càng nâng cao hiệu quả. Và thật tuyệt vời khi cà rốt chứa nguồn beta-carotene rất dồi dào.
6. Làm đẹp da
Nước ép gừng cà rốt là một hỗn hợp tuyệt vời cho một làn da khỏe mạnh. Cà rốt có chứa beta-carotene, giúp cải thiện sức khỏe của làn da. Gừng cũng có chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện kết cấu của da. Các chất chống oxy hóa cũng phục hồi làn da bị tổn thương.
Chăm chỉ uống nước ép gừng cà rốt mỗi sáng, bạn sẽ thấy làn da có sự cải thiện đáng kể từ sâu bên trong.
Lưu ý dùng nước ép gừng cà rốt uống buổi sáng
Theo lương y Bùi Hồng Minh , phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng gừng. Tốt nhất là nên thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng hay không.
Cà rốt nếu sử dụng quá nhiều có thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (dễ bị nhầm lẫn với bệnh gan)... do cơ thể không chuyển hóa hết được beta-caroten.
Tương tự, gừng khi dùng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ liên quan đến hệ thống tiêu hóa như ợ nóng, tiêu chảy, kích ứng miệng, ợ hơi. Do đó khuyến cáo không được lạm dụng đồ uống quá nhiều.
Liều dùng hợp lý cho đồ uống này là mỗi tuần uống 2-3 lần, mỗi lần cũng chỉ nên uống một củ cà rốt kèm một nhánh gừng nhỏ để cơ thể hưởng lợi sức khỏe, tránh tác dụng phụ.
Nên uống sau khi ăn để tránh gây kích ứng dạ dày.
Pháp luật và Bạn đọc