Hạ cánh trong làn mây: Sân bay cao 1.771 mét ở Trung Quốc hút khách vì một điểm độc nhất vô nhị, muốn ghé thăm đập Tam Hiệp cũng rất dễ dàng
Để xây dựng nhà ga và sân bay, các kĩ sư đã san bằng 7 ngọn núi và lấp đầy 6 thung lũng.
- 11-02-2024Nga vô tình 'bắn rơi' chương trình tỷ USD của Mỹ
- 11-02-2024Lịch sử ra đời của mô tô Harley - Davidson
- 11-02-20248 kho đạn trúng hỏa lực, 488 UAV rơi
Sân bay Vu Sơn, Trùng Khánh, Trung Quốc được mệnh danh là “sân bay trong mây” do nằm ở một vị trí đặc biệt. Dự án này ban đầu có tên là “Sân bay đỉnh núi Thần Nữ”, sau khi chính thức khởi công vào năm 2015 và hoàn thành vào năm 2019, nó được chính thức đổi tên thành sân bay Vu Sơn.
Kể từ đó tới nay, dự án cơ sở hạ tầng này đã làm kinh ngạc hành khách và những người đam mê hàng không trên toàn thế giới, chủ yếu là do vị trí độc đáo trên một sườn núi bằng phẳng ở độ cao khoảng 1.771 mét so với mực nước biển.
Sân bay có một nhà ga duy nhất rộng 3.500 mét vuông, có thể tiếp nhận khoảng 280.000 hành khách mỗi năm và khoảng 1.200 tấn hàng hóa. Mái nhà có thiết kế lấy cảm hứng từ địa hình đồi núi của huyện Vu Sơn, chào đón hành khách đến và đi từ một số điểm đến trong Trung Quốc, bao gồm Trùng Khánh, Thâm Quyến, Quảng Châu và Hàng Châu. Phía trước nhà ga chính có một bức tượng tên là Thần nữ, do Hiệp hội Điêu khắc Hà Bắc thiết kế, lấy cảm hứng từ những câu chuyện về nữ thần huyền thoại của Vu Sơn.
Sân bay Vu Sơn nằm ở ngã ba huyện Vu Sơn và huyện Phụng Tiết ở thành phố Trùng Khánh, cách huyện Vu Sơn chỉ 16 km. Với tổng vốn đầu tư hơn 1,64 tỷ nhân dân tệ (hơn 5.400 tỷ đồng), việc xây dựng sân bay này có thể được coi là một kỳ tích kỹ thuật.
Đội thi công đã san phẳng 7 ngọn núi, lấp đầy 6 thung lũng để xây đường băng dài 2.600 mét, rộng 45 mét, có thể phục vụ hơn 3.300 lần cất cánh và hạ cánh mỗi năm. Với tần suất sử dụng hiện tại, nó được xếp hạng là sân bay bận rộn thứ 238 trên toàn Trung Quốc. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), trong năm 2019, Sân bay Vu Sơn Trùng Khánh đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc khoảng 24,187 triệu nhân dân tệ, trực tiếp tạo ra khoảng 47 việc làm tại địa phương
Đứng tại sân bay, người ta có thể tận mắt ngắm nhìn đồi núi hùng vĩ xung quanh, cảm nhận “bước đi trong làn mây” khi chờ máy bay cất cánh.
Hai năm sau khi được xây dựng, Vu Sơn lại nhanh chóng trở thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi một số người phát hiện ra đây là một điểm ngắm cảnh tự nhiên tuyệt vời. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn vùng Tam Hiệp trên sông Dương Tử (với 3 khe sông là Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp và Tây Lăng Hiệp). Nếu muốn tham quan đập Tam Hiệp, du khách cần di chuyển thêm 200km bằng đường bộ.
Theo Tân Hoa Xã, mặc dù sân bay Vu Sơn là một điểm thu hút đông đảo du khách nhưng người dân địa phương vẫn đang phải chịu đựng nhiều vấn đề. Việc xây dựng sân bay đã mang lại cho người địa phương rất nhiều bất tiện, bao gồm tiếng ồn và ô nhiễm.
Ngoài ra, mặc dù việc xây dựng sân bay đã kéo theo sự phát triển của du lịch nhưng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng của địa phương chưa theo kịp, dẫn đến năng lực đón tiếp khách du lịch không đủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Tham khảo Tân Hoa Xã, Baijiahao
Nhịp Sống Thị Trường