Hà Nội lên lộ trình xây sân bay thứ 2 tại Thanh Oai hoặc Ứng Hoà
Hà Nội lên lộ trình xây sân bay thứ 2, vị trí tại Thanh Oai hoặc Ứng Hoà. Ảnh: Sân bay Nội Bài.
Theo phương án vừa trình HĐND TP.Hà Nội, sân bay thứ 2 của Thủ đô sẽ được xây dựng vào năm 2040 và khai thác vào năm 2050, vị trí tại Thanh Oai hoặc Ứng Hoà.
- 05-12-2023Những toà nhà “chết đứng” ở Hà Nội xây dựng xuyên thập kỷ vẫn chưa hoàn thiện
- 05-12-2023“Mùa gặt” của thị trường bất động sản diễn biến “lạ”
- 05-12-2023Xây dựng Hoà Bình (HBC) tiếp tục mua trái phiếu trước hạn khi kinh doanh thua lỗ
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được trình HĐND TP.Hà Nội tại kỳ họp thứ 14. Theo tờ trình về việc thông qua đồ án điều chỉnh Quy hoạch nói trên, cảng hàng không thứ 2 của Hà Nội sẽ được xây dựng vào năm 2040 và đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2050.
Theo đó, vị trí, phạm vi, quy mô cụ thể sẽ được cơ quan tư vấn chuyên hành nghiên cứu báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định. Thời gian dự kiến đầu tư xây dựng sân bay thứ 2 vào năm 2040, đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2050.
Theo quy hoạch, sân bay phía Nam được kết nối phát triển với đô thị Phú Xuyên theo mô hình đô thị sân bay, để hình thành trung tâm đầu mối dịch vụ vận tải tổng hợp về đường không, đường sắt, đường thủy, đường bộ... trở thành đầu mối giao thông quan trọng của vùng phía Bắc, đô thị cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội.
Trong giai đoạn chưa triển khai đầu tư dự án Sân bay phía Nam, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần có biện pháp quản lý phát triển phù hợp để đảm bảo điều kiện mặt bằng cho phát triển dự án trong tương lai, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được khai thác sử dụng tạm để sản xuất, sinh sống, đảm bảo điều kiện phát triển thuận lợi của người dân hiện trạng.
Trước đó, tại kỳ họp 12 HĐND Hà Nội vào tháng 7/20223, UBND thành phố đã có tờ trình gửi HĐND TP về định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065.
Tờ trình nêu rõ sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô Hà Nội nằm ở phía Nam, Đông Nam là cảng nội địa đảm bảo đủ điều kiện để chuyển đổi sang phục vụ cảng hàng không quốc tế khi cần thiết.
Theo UBND TP. Hà Nội, sân bay thứ 2 này có công suất 30 - 50 triệu khách/năm, diện tích 1.300 - 1.500ha, sẽ triển khai sau năm 2030.
Nội dung tờ trình cho hay có 2 phương án địa điểm xây dựng sân bay thứ 2 của Thủ đô.
Phương án 1, sân bay có diện tích 1.300ha thuộc địa bàn của 4 xã gồm Tân Ước, Thanh Vân (huyện Thanh Oai) và Tiền Phong, Tân Minh (huyện Thường Tín). Khi xây dựng sẽ giải phóng mặt bằng 2 khu dân cư xã Thanh Vân với hơn 52ha và khoảng 5.000 người ảnh hưởng. Đường điện 500 kV cũng phải di chuyển khỏi ranh giới sân bay.
Ưu điểm của phương án 1 là khoảng cách vào trung tâm thành phố 20 - 30km; gần đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, quốc lộ 21B, đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô; gần đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và đường sắt đô thị tuyến 2A, tuyến số 1 kéo dài.
Tuy nhiên, nếu chọn phương án 1 sẽ phải giải quyết một số vấn đề, đó là điều chỉnh hướng tuyến của đường trục kinh tế phía Nam, đồng thời cần nghiên cứu bổ sung tuyến đường sắt đô thị từ ga Hà Đông đi qua sân bay mới để kết nối trung tâm đô thị vệ tinh Phú Xuyên.
Phương án 2, khu vực xây dựng sân bay thuộc địa bàn 5 xã: Đồng Tân, Minh Đức, Trầm Lộng, Kim Dường và Hòa Lâm (huyện Ứng Hòa). Diện tích xây dựng sân bay 1.700ha, dân số bị ảnh hưởng khoảng 10.000 người.
Ưu điểm của phương án 2 là có trục không gian phía Nam kết nối đô thị trung tâm với khu vực sân bay. Tuy nhiên, nếu chọn vị trí này sẽ phải bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối ga Hà Đông đến sân bay khoảng 32km và di chuyển đường điện 500 kv ra khỏi ranh giới sân bay.
Đồng thời, quần thể di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hương Sơn sẽ chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn.
Nhịp sống thị trường