Hà Nội ủng hộ 'quản' Grab như taxi
Sau 7 lần Chính phủ yêu cầu phải sửa lại cho phù hợp với tình hình thực tế, Bộ GTVT vừa trình dự thảo Nghị định sửa đổi về quản lý vận tải (Nghị định 86) lần thứ 8 lên Thủ tướng Chính phủ.
- 17-04-2019Grab đề xuất bỏ nhiều nội dung trong Nghị định kinh doanh vận tải
- 16-04-2019Bộ Giao thông ‘quản’ taxi truyền thống và Grab, Uber theo đề xuất mới
- 14-04-2019Grab đối đầu Taxi truyền thống tại Việt Nam: Ai hưởng lợi?
Theo đó, thay vì xem xe chở khách theo hình thức hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ trong đó có Grab chỉ là xe công nghệ, không phải đeo mào thì lần này Bộ GTVT đã đưa vào dự thảo nghị định rằng, đây là xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng và khi hoạt động phải đeo mào.
Đánh giá về việc này, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là quy định phù hợp với thực tế. “Quy định này vừa đảm bảo công bằng cho các loại hình xe chở khách dưới 9 chỗ, khi đã chạy trên đường thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật, trong đó có quy định tổ chức, phân luồng giao thông trên các tuyến đường. Đường đã cấm taxi thì xe taxi hoặc xe công nghệ hoạt động theo hình thức taxi cũng phải tuân thủ”, ông Đỗ Văn Bằng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói.
Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng, Sở ủng hộ các quy định để quản lý tốt các loại hình vận tải. Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, xe công nghệ trong đó có xe Grab cũng là một loại hình vận tải, loại xe này chỉ khác xe taxi mỗi hình thức kết nối, còn hoạt động tương tự như taxi. “Do vậy từ khi Bộ GTVT lấy ý kiến để đưa xe Uber, Grab vào thực hiện thí điểm tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay Sở GTVT Hà Nội vẫn thống nhất ý kiến: phải quản lý loại hình này như taxi”, lãnh đạo Sở GTVT nhấn mạnh.
Phân tích rõ hơn về nhận định trên, lãnh đạo Sở GTVT cho rằng, thứ nhất để đảm bảo công bằng cho các loại hình vận tải theo hình thức taxi, khi hoạt động trên đường có biển cấm taxi là tất cả các loại phương tiện hoạt động theo taxi phải tuân thủ. Thứ hai, đảm bảo sự quản lý đồng bộ của cơ quan nhà nước khi điều tiết, quản lý về số lượng xe trên địa bàn thành phố để giảm ùn tắc.
Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, trong 3 năm thí điểm xe công nghệ Uber, Grab vừa qua, do các loại xe này không được nhận dạng, quản lý về số lượng nên đang hoạt động, gia tăng chóng mặt. Đơn cử, theo quy hoạch đến năm 2020 thành phố Hà Nội chỉ có khoảng 20.000 xe taxi, nhưng đến nay số lượng xe hoạt động theo hình thức taxi đã lên đến 50.200 xe. Trong đó thực tế xe taxi chỉ có 19.200 xe (vẫn đảm bảo theo quy hoạch), còn xe hợp đồng Grab hoạt động theo hình thức taxi đã lên đến 31.200 xe (không bị quản lý trên đường).
Tiền phong