Hai doanh nghiệp nhà Vinataba kinh doanh khó khăn trong năm 2020
Trong khi Ngân Sơn lãi chưa đến 1 tỷ đồng thì TM & ĐT Vinataba ôm khoản lỗ lên tới 29 tỷ đồng trong năm 2020.
Công ty Cổ phần Ngân Sơn (mã CK: NST) đã công bố BCTC quý 1/2020 và lũy kế cả năm 2020.
Theo đó riêng quý 4 doanh thu thuần đạt hơn 57 tỷ đồng chỉ bằng 14% doanh thu cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận gộp đạt 13 tỷ đồng giảm sâu so với con số 61.6 tỷ đồng cùng kỳ 2019. Sau khi trừ chi phí NST lãi sau thuế vỏn vẹn hơn nửa tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2020 NST có 640 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 37% so với cùng kỳ, LNST đạt 980 triệu đồng giảm tới 94% so với năm 2019 tương đương EPS đạt 87 đồng.
Theo giải trình từ phía công ty tình hình dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực hoạt động SXKD của công ty đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ sơ chế tách cọng, chế biến sợi nguyên liệu thuốc lá bị sụt giảm nghiêm trọng, sản xuất ngừng trệ do dây chuyền chế biến không có nguyên liệu cho sản xuất phải ngừng việc. Lĩnh vực chế biến sợi ngừng việc và sản xuất cầm chừng làm cho lãi gộp từ hoạt động này lỗ lũy kế trên 9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gộp 44,7 tỷ đồng.
Dù sao thì Ngân Sơn vẫn còn kinh doanh có lãi, một doanh nghiệp nhà Vinataba khác là Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Vinataba (mã C: VTJ) đã công bố BCTC quý 4/2020 và lũy kế cả năm 2020 với khoản thua lỗ lớn.
Theo đó VTJ tiếp tục có một quý kinh doanh không có đồng doanh thu nào, khoản thu duy nhất trong kỳ là 543 triệu đồng doanh thu tài chính trong khi chi phí tài chính tăng cao lên 1,3 tỷ đồng và hoạt động khác chịu lỗ tới 23,4 tỷ đồng nên kết quả VTJ báo lỗ sau thuế 29 tỷ đồng trong khi cùng kỳ LNST đạt 184 tỷ đồng.
Suốt cả 4 quý kinh doanh kém hiệu quả khiến cả năm VTJ ghi nhận doanh thu 0 đồng tròn trĩnh đồng thời gánh khoản lỗ 29,5 tỷ đồng chủ yếu do lỗ liên doanh liên kết. Năm 2019 VTJ vẫn còn có 4 tỷ đồng doanh thu và thu lớn từ doanh thu tài chính nên LNST đạt hơn 13 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía công ty thì từ quý 3/2019 đến nay, công ty ngừng hoạt động kinh doanh thuốc lá vì không có nguồn hàng phù hợp và hoạt động không hiệu quả. Hiện tại, công ty đang tập trung tái cấu trúc, tìm kiếm chiến lược kinh doanh mới. Quý 4/2020 lỗ lớn do công ty đã trích lập dự phòng hơn 22,6 tỷ đồng theo tỷ lệ sở hữu khoản đầu tư tại CTCP Sản xuất ứng dụng công nghệ Cao Thái Sơn dẫn tới quý 4 lỗ và cả năm lỗ.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Doanh nghiệp tang lễ duy nhất trên sàn: Doanh thu đều đặn trăm tỷ với cổ tức 16%/năm, hệ số PE chưa đến 2 lần
- KQKD năm 2020: Bất chấp khó khăn, các doanh nghiệp nhóm ngành bảo hiểm vẫn lãi lớn
- Bức tranh ngành phân bón năm 2020: Bất ngờ với nhiều doanh nghiệp lãi lớn
- Những cổ phiếu “đắt xắt ra miếng” trên TTCK Việt Nam
- Năm 2020 Top One lỗ lớn 88 tỷ đồng, tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến