Hải Phòng và tiềm năng phát triển như London, Amsterdam
Hải Phòng là điểm đến ưa thích của các nhà sản xuất lớn trong các ngành công nghệ cao. Cùng với nhiều ưu đãi dành cho các nhà đầu tư có sự quan tâm, Hải Phòng đang trở thành một địa chỉ dẫn đầu ngành công nghiệp ở khu vực phía Bắc.
- 14-05-2019TP HCM gọi vốn hàng tỉ USD vào hạ tầng giao thông
- 14-05-2019Để tránh những cú sốc giá xăng
- 13-05-2019Thủ tướng: Gam màu sáng là chủ đạo nhưng còn những đốm đen nguy hại
Trong báo cáo "Hải Phòng - Tầm nhìn phát triển", nhóm nghiên cứu của JLL - tập đoàn bất động sản và quản lý đầu tư hàng đầu thế giới đánh giá: "Trên thế giới có rất nhiều hình mẫu thành phố mà Hải Phòng có thể học tập, điển hình là London và Amsterdam. Khi được phát triển thành công, thành phố này có thể thúc đẩy phát triển kinh tế và đóng vai trò kết nối quan trọng giữa vận tải đường biển và đường bộ.
Hải Phòng hội tụ đầy đủ yếu tố cần thiết để thực sự phát triển thành một thành phố cảng toàn cầu. Với việc tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống quản lý giao thông của thành phố, cải thiện đường sắt và đường thủy nội địa, tăng năng suất lao động, cải tiến và quản lý hiệu quả các thủ tục hành chính, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và nắm bắt sự đổi mới và công nghệ, chúng tôi tin chắc rằng Hải Phòng sẽ là một thành phố có tầm nhìn phát triển, và sẽ liên tục tăng trưởng trong những năm tới".
Với tuyến đường ven biển trải dài hơn 3.200 km dọc theo Biển Đông, Việt Nam sở hữu vị trí vô cùng thuận lợi với khả năng tiếp cận các tuyến hàng hải lớn trên thế giới, thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế. Phần lớn hàng hóa đường thủy đi qua các trung tâm vận chuyển nằm ở hai đầu của đất nước. Miền Bắc với cụm cảng ở Hải Phòng, chiếm hơn 30% trong tổng số. Cùng với dòng vốn FDI đổ vào miền Bắc không ngừng gia tăng trong thập kỷ qua, thành phố cảng Hải Phòng nhanh chóng hưởng lợi và trở thành trung tâm sản xuất và vận tải biển quy mô tầm cỡ.
Dự báo sản lượng hàng hóa container qua cảng biển vào năm 2030
Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Nằm trên hành lang kinh tế chính, dọc theo khu vực ven biển phía Đông Bắc, Hải Phòng được định hướng trở thành cửa ngõ chủ chốt cho hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực phía Bắc, hỗ trợ các doanh nghiệp có được khả năng tiếp cận đường biển dễ dàng nhằm vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu.
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã thúc đẩy sự tăng trưởng của Hải Phòng trong 5 năm qua, với hơn 2 triệu cư dân sinh sống và làm việc, đây là thành phố lớn thứ ba đất nước chỉ sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hải Phòng là một trong số các thị trường tăng trưởng tốt nhất trong 3 năm trở lại đây.
Hải Phòng có GDP bình quân đầu người cao thứ 2 cả nước trong năm 2018.
Hải Phòng nằm trong top 5 thị trường dẫn đầu về vốn FDI ở Việt Nam.
Chính quyền trung ương đã cho thấy sự tích cực trong việc hiện thực hóa các cam kết cho việc thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân của Hải Phòng. Bằng cách đưa ra nhiều ưu đãi thuế đặc biệt hấp dẫn, Hải Phòng đã thu hút cả các nhà đầu tư trong nước (VinGroup đặt nhà máy sản xuất VinFast tại Hải Phòng) lẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện bởi dòng vốn FDI đổ vào tăng cao. Sự cải thiện liên tục Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hải Phòng đã chứng minh nỗ lực lớn của chính quyền dành cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, gia tăng thêm sức hấp dẫn của Hải Phòng.
Nhận thấy rằng cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, Hải Phòng đã huy động các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ, giúp cải thiện kết nối với các khu vực xung quanh chính. Điều này sẽ góp phần định vị Hải Phòng trở thành cửa ngõ thương mại hàng hải chính của hành lang kinh tế ở khu vực phía bắc.
Cơ sở hạ tầng của thành phố đã trải qua những cải tiến đáng kể thông qua việc hoàn thành ba dự án cốt lõi là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyền và cầu Đình Vũ - Cát Hải. Bằng cách tạo điều kiện cho các mối liên kết với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, các dự án này sẽ giúp giảm thời gian đi lại giữa tỉnh phía bắc của Lào Cai và Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (HIGP) xuống còn khoảng 6 giờ.
Trong những năm qua, Hải Phòng đã trở thành một trung tâm công nghiệp cốt lõi tại Việt Nam. Hưởng lợi từ các hiệu ứng tích cực của Hiệp định thương mại giữa Trung Quốc - ASEAN và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ Nhật Bản. Với vị trí cách biên giới Trung Quốc chỉ khoảng 200 km, Hải Phòng còn được xem là trung tâm sản xuất tiềm năng của ASEAN trong chiến lược Trung Quốc+1, có khả năng tận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN.
Khu kinh tế Hải Phòng, nơi mang lại cho các công ty nhiều chế độ ưu đãi khi họ thiết lập hoạt động, cũng đóng vai trò là chất xúc tác để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn trong khu vực. Với điều kiện địa lý thuận lợi, tiềm năng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến và cam kết tiếp tục thúc đẩy tiềm năng phát triển từ chính quyền trung ương, Hải Phòng sẽ trở thành một "nam châm" thu hút đầu tư vào khu vực miền Bắc Việt Nam và trở thành một trung tâm kinh tế lớn.