Hầm xuyên núi trên tuyến cao tốc 10.700 tỷ đồng đón tin vui ngày cuối năm 2024
Nhánh trái hầm xuyên núi trên tuyến cao tốc 10.700 tỷ đồng vừa đánh dấu cột mốc quan trọng tại dự án.
- 24-12-2024Toàn cảnh hầm chui hơn 800 tỷ sắp hoàn thành ở cửa ngõ TP.HCM
- 11-12-2024Diện mạo hầm chui 830 tỷ 'giải cứu' ùn tắc cửa ngõ TP.HCM trước ngày thông xe
- 10-12-2024Nút giao có sáu cây cầu, hai hầm chui, trị giá 3.400 tỷ dần lộ rõ hình hài, sẽ hoàn thành sau một năm nữa
Hưởng ứng lời kêu gọi thi công “vượt nắng, thắng mưa”, “3 ca 4 kíp”, “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” của Thủ tướng Chính phủ, Ban Điều hành gói thầu XL01 dự án cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong, liên danh nhà thầu đã huy động 987 nhân sự, 364 thiết bị máy móc thiết bị, triển khai 30 mũi thi công trên toàn tuyến. Tổng sản lượng thực hiện đến nay là 2930/4.303 tỷ đồng, đạt 60%, đáp ứng tiến độ.
Những ngày cuối năm 2024, nhánh trái hầm Tuy An dài 1020m chính thức được đào thông, đáp ứng kế hoạch đề ra, đánh dấu cột mốc quan trọng tại gói thầu XL01 dự án cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong. Dự kiến nhánh phải hầm Tuy An sẽ được đào thông vào cuối tháng 1/2025.
Ông Trương Công Đạt - Giám đốc Ban Điều hành gói thầu XL01 cho hay, hầm Tuy An đối mặt với những thách thức do điều kiện địa chất phức tạp.
Theo thiết kế ban đầu, hầm dự kiến xuyên qua lớp đá cứng, nhưng thực tế thi công cho thấy địa chất chủ yếu là đất sét, đá phong hóa, cát và nước ngầm. Sự khác biệt này đã làm tiến độ thi công từ mức 6-8 mét mỗi ngày xuống chỉ còn 0,5-1 mét mỗi ngày.
Để đối phó với tình trạng này, nhà thầu đã thay đổi biện pháp thi công, tăng cường gia cố bằng lưới thép, phun bê tông dày hơn và khoan neo để ổn định kết cấu hầm. Số lượng nhân công cũng được tăng từ 300 lên hơn 500 người để đảm bảo tiến độ.
Tuy nhiên, chi phí phát sinh do thay đổi biện pháp thi công đã vượt dự toán ban đầu, gây áp lực tài chính lớn cho nhà thầu.
“Thời tiết cũng là một trở ngại lớn, khi các công đoạn cuối để đào thông hầm hay trải thảm nhựa bê tông lại trùng vào mùa mưa, khiến tiến độ bị gián đoạn. Tuy nhiên, chúng tôi đã tranh thủ tối đa những ngày thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt tại các hạng mục thi công ngoài trời. Đội ngũ kỹ sư và công nhân được tổ chức làm việc liên tục theo chế độ '3 ca 4 kíp' nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch”, Giám đốc Gói thầu XL01 chia sẻ.
Để đảm bảo tiến độ đề ra, liên danh nhà thầu đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp thi công linh hoạt. Công tác giám sát địa chất được thực hiện thường xuyên để kịp thời điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật. Đồng thời, các chương trình đào tạo nội bộ cũng được tăng cường, giúp nâng cao năng suất lao động và đảm bảo chất lượng công trình.
Hiện các khó khăn đã cơ bản được khắc phục, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo của dự án. Ban Điều hành gói thầu XL01 quyết tâm bám sát tiến độ, phấn đấu hoàn thành hầm Tuy An vào tháng 9/2025, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Để đạt được mục tiêu này, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà thầu, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh là vô cùng quan trọng.
Gói thầu XL01 dự án thành phần đoạn Chí Thạnh – Vân Phong thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2. Gói thầu có chiều dài 24km (tổng chiều dài dự án là 48km). Tổng giá trị gói thầu là 4.300 tỷ đồng. Trong giai đoạn phân kỳ hiện nay, gói thầu được đầu tư với quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m.
Trên tuyến, ngoài phần đường, hầm Tuy An dài hơn 1km còn có 16 cầu (11 trên tuyến chính và 5 cầu trên tuyến ngang và nút giao). Gói XL01 được thực hiện bởi liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu.
Cao tốc Bắc - Nam đoạn Chí Thạnh - Vân Phong có tổng chiều dài hơn 48km đi qua địa bàn tỉnh Phú Yên. Điểm đầu trùng với điểm cuối dự án đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh (tỉnh Phú Yên). Điểm cuối kết nối với quốc lộ 1 và dự án hầm Đèo Cả ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Giai đoạn phân kỳ, tuyến cao tốc được đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m. Tổng mức đầu tư hơn 10.700 tỷ đồng.
Đời sống & pháp luật