Hãng đồng hồ xa xỉ Thụy Sĩ thừa nhận sử dụng tranh của họa sĩ Việt Nam
Sau hơn một tháng trao đổi làm việc, hãng đồng hồ Christophe Claret thừa nhận tranh Hai Bà Trưng là của họa sĩ Xuân Lam.
- 03-07-2023Bỏ 80 tỷ đồng mua đồng hồ hàng hiếm 66 năm tuổi, tá hỏa phát hiện hàng giả tinh vi, cả thương hiệu cũng "ăn cú lừa"
- 24-06-2023"Độc lạ" tỷ phú dùng đồng hồ 15,7 tỷ đồng làm vòng cổ: Tưởng đồ tự chế hoá ra là chiến thuật PR tinh tế
- 20-06-2023Bậc thầy 53 tuổi dành hơn 1/10 cuộc đời để chế tạo đồng hồ trị giá 115 tỷ đồng: Khẳng định một năm chỉ sản xuất 10 chiếc
Sáng ngày 4/7, trên trang mạng xã hội Instagram, hãng đồng hồ nổi tiếng Thụy Sĩ Christophe Claret đăng tải thông báo về thông tin "đạo" tranh Hai Bà Trưng.
Khi ra mắt chiếc đồng hồ có sử dụng hình ảnh Hai Bà Trưng, bài đăng nhận được nhiều tương tác và sự chú ý với hơn 21.000 lượt tương tác. Tuy nhiên, trong bài đăng mới, Christophe Claret cho biết tác giả bức tranh thu nhỏ in thủ công trên mặt đồng hồ ra mắt hồi tháng 5 là của André Martinez trong bộ sưu tập Legend độc đáo.
Hãng cũng khẳng định Xuân Lam là tác giả của bức tranh gốc đồng thời bày tỏ sự cảm kích tới họa sĩ trẻ, tuy nhiên không có lời xin lỗi được đề cập trong bài đăng này.
Sau hơn 1 tháng cùng luật sư trao đổi làm việc, mới đây họa sĩ Xuân Lam vui mừng cho biết việc hãng đồng hồ Christophe Claret đã ra thông báo đầy đủ hơn về tác giả của bức tranh gốc được sử dụng trên mặt đồng hồ.
Họa sĩ trẻ cho biết: "Với sự cho phép của mình, việc sử dụng tác phẩm 'Hai Bà Trưng' trên mặt đồng hồ của hãng Christophe Claret là hợp pháp".
Cuối tháng 5 vừa qua, thương hiệu đồng hồ Christophe Claret có sử dụng tác phẩm Hai Bà Trưng từ dự án "Vẽ lại tranh dân gian" của họa sĩ trẻ Xuân Lam để thiết kế mặt trước của chiếc đồng hồ Hai Bà Trưng nhằm tôn vinh hai vị nữ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Thông tin này gây được nhiều sự chú ý của độc giả trong cũng như ngoài nước. Tuy nhiên, việc một tác giả nước ngoài thiết kế được hình ảnh đậm màu dân gian Việt Nam đã gây ra nhiều tranh cãi về việc "đạo nhái".
Mặc dù trước đó hãng phớt lờ phản ánh tuy nhiên sau một thời gian hãng cũng đã thu hồi bài đăng cũ. Họa sĩ Xuân Lam không quên gửi lời cảm ơn tới những người đồng hành cùng mình trong thời gian đi tìm câu trả lời thỏa đáng cho tác phẩm của bản thân. Đây cũng là một điển hình cho việc mọi người có thể tích cực lên tiếng đấu tranh bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, tôn trọng chất xám và thành quả lao động của chính mình.
Phụ nữ số