Hang động nước ngọt sâu nhất Trái Đất và đường dẫn đến hố sụt 'hóa thạch'
Hranice Abyss (hay "Hranická propast" theo tiếng Séc) là hang động nước ngọt sâu nhất được biết đến trên thế giới. Các nhà địa chất cho rằng, nó có thể sâu hơn 1 km bên dưới bề mặt Trái đất, sâu hơn gấp đôi so với hang động nước ngọt sâu thứ hai trên thế giới.
- 20-06-2024Trung Quốc sở hữu công nghệ 'trên trời mới có' khiến thế giới sửng sốt: Có khả năng thay thế năng lượng hoá thạch, đạt bước nhảy vọt không nước nào làm được
- 30-05-2024Loài cây quý hiếm mọc ở vùng núi cao Trung Quốc, tồn tại hơn 60 triệu năm trên trái đất, ví như ‘hoá thạch sống’, cánh hoa trắng muốt như chim bồ câu: Được bảo tồn để sinh lời vĩnh cửu
- 19-04-2024Phát hiện hoá thạch rắn lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh
- 14-09-2023Hoá thạch 1.000 năm tuổi của ‘người ngoài hành tinh’ được đưa ra Quốc hội Mexico
Hang động nước ngọt sâu 828m
Hranice Abyss thách thức niềm tin khoa học lâu đời rằng các hang động sâu mở ra từ dưới lên, với nước ngầm ấm, có tính axit dâng lên và hòa tan nền đá. Theo một nghiên cứu năm 2020 trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Bề mặt Trái đất, đó không phải là cách vực thẳm hình thành. Thay vào đó, bằng chứng cho thấy nước đã tạo hình hang động từ trên xuống.
Các nhà khoa học lần đầu tiên mô tả Hranice Abyss vào năm 2016 , sau khi thực hiện nhiều lần lặn bên trong hang động. Sau đó, các nhà nghiên cứu triển khai một phương tiện điều khiển từ xa (ROV) để khám phá các góc mà thợ lặn không thể tiếp cận và đo được độ sâu tối đa là 473,5 m, theo nghiên cứu năm 2020.
Điều này đã đưa Hranice Abyss trở thành hang động nước ngọt sâu nhất thế giới, đánh bại Pozzo del Merro của Ý, nơi có độ sâu 392 m. Tuy nhiên, độ sâu được ghi lại bị hạn chế bởi chiều dài của cáp truyền thông sợi quang được gắn vào ROV.
Nghiên cứu năm 2020 sử dụng các phương pháp hình ảnh trọng lực và địa chấn để điều tra phạm vi thực sự của Hranice Abyss. Kết quả cho thấy hang động sâu hơn gấp đôi so với ROV đã đi trước đó — và đủ sâu để chứa tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa, cao 828 m.
Hố sụt cách đây 19 triệu năm
Theo nghiên cứu mới nhất, lối vào của Hranice Abyss là một khoang nghiêng với một hồ nước nhỏ ở dưới cùng. Phần dưới nước của hang động là một hình trụ thẳng đứng không đều có đường kính từ 10-30 m. Nhiệt độ nước trong hang động thay đổi từ 14,5 đến 18,8 độ C tùy thuộc vào thời điểm trong năm.
Bản đồ mở rộng cũng tiết lộ rằng, đáy hang động được kết nối với một hố sụt "hóa thạch" gần đó được gọi là Carpathian Foredeep. Hố sụt này, cách lối vào hang động khoảng 2 km, mở ra cách đây khoảng 19 triệu năm và sau đó được lấp đầy bằng trầm tích, có nghĩa là nó không thể nhìn thấy trên bề mặt ngày nay.
Hranice Abyss hình thành sau hố sụt, cách đây khoảng 16 triệu đến 14 triệu năm, khi nước trên bề mặt bắt đầu thấm xuống qua các loại đá hòa tan như đá vôi. Điều này tạo ra một khoang sâu dần theo thời gian, cuối cùng hình thành một kênh mà nước chảy từ bề mặt xuống đáy hố sụt. Nhưng khi trầm tích cuối cùng chặn lỗ mở bên trong hố sụt, nước bắt đầu tích tụ bên trong, mở đường cho hang động chứa đầy nước.
Tiền Phong