[Hàng hóa nổi bật ngày 04/02]: Thị trường đường thế giới trở lại thiếu cung
Bác đề xuất tăng gần 200% thuế ô tô; Giá tôm trên thế giới tăng mạnh do sản lượng sụt giảm; Thị trường đường thế giới đang đối mặt với thiếu cung; Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vận tải không giảm giá cước…
- 01-02-2015[Hàng hóa nổi bật tuần 26/01 – 01/02]: Giá cước vận tải giảm, giá gas tăng trở lại
- 30-01-2015Thông tin hàng hóa nổi bật ngày 30/01
- 29-01-2015Thông tin hàng hóa nổi bật ngày 29/01: Cước taxi giảm giá
Tóm tắt:
- Platts Kingsman dự báo thế giới sẽ thiếu 5,2 triệu tấn đường năm 2015/16
- Nguy cơ khủng hoảng nguồn cung có thể đẩy giá tôm tăng hơn nữa trong vài tháng tới
- Bánh kẹo sản xuất trong nước chiếm được ưu thế tại thị trường Tết
- Bác đề xuất tăng gần 200% thuế ô tô
Bác đề xuất tăng gần 200% thuế ô tô
Do Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa mới được Quốc hội thông qua, hiệu lực từ 1/1/2016, nên trước mắt, Chính phủ sẽ không điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô nhưng sẽ ban hành lộ trình giảm sắc thuế này sau mỗi 3 năm.
Chia sẻ với PV. VietNamNet, ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho biết như vậy.
Theo ông Hoài, chủ trương về chính sách thuế, phí, tín dụng ưu đãi cho ngành công nghiệp ô tô đã được hai bộ Tài chính - Công Thương thống nhất tại cuộc họp giữa tuần trước, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Thị trường đường thế giới đang chuyển từ thừa sang thiếu
Tại Hội thảo ngành Mía Đường của Kingsman lần thứ 11 diễn ra tại Dubai hôm 1/2 vừa qua, các chuyên gia nhận định tồn trữ đường toàn cầu – tăng cao kỷ lục sau mấy năm liên tiếp dư cung – bắt đầu chuyển hướng giảm dần bởi giá đường thấp làm nản lòng các nhà sản xuất và đẩy tăng tiêu thụ, song triển vọng ngành đường vẫn còn nhiều gian nan.
Platts Kingsman nhận định thị trường thế giới đang trong giai đoạn chuyển từ thừa sang thiếu, với mức thiếu hụt năm 2014/15 vào khoảng 122.000 tấn, tăng lên 5,2 triệu tấn đường trong năm 2015/16 (tháng 10/tháng 9), là mức thiếu hụt nhiều nhất kể từ năm 2009/10.
Tuy nhiên, tương lai các nhà máy tinh luyện đường vẫn còn nhiêu khó khăn, bởi mức cộng đường trắng so với đường thô – thước đo lợi nhuận của ngành sản xuất đường – vẫn chỉ quanh 50 USD – 60 USD/tấn từ nay tới cuối năm 2015.
Nguy cơ khủng hoảng nguồn cung có thể đẩy giá tôm tăng hơn nữa trong vài tháng tới
Giá tôm trên các thị trường thế giới đã tăng mạnh kể từ đầu tháng 1/2015 do sản lượng ở Maine (Mỹ), Canada và Greenland và nhiều nơi khác đều sụt giảm, và triển vọng sẽ còn tăng hơn nữa trong vài tháng tới, bởi các nước xuất khẩu chủ chốt ở châu Á chưa đến mùa thu hoạch, trong khi nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng trong dịp Tết.
Giá tôm lột vỏ loại 150/250 con/lb đã tăng 6,5% lên 7,20 USD/lb riêng trong tuần cuối tháng 1, đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm. Kể từ đầu năm, giá tôm nước ấm đã tăng 7,5%, tương đương tăng 0,5 USD/lb, do triển vọng nguồn cung sẽ khan hiếm trong năm nay gây thiếu hụt nghiêm trọng.
Trên thị trường châu Á, sản lượng tôm nuôn sẽ giảm trong những tháng tới. Giờ mới đang là thời kỳ nuôi thả ở châu Á (tháng 11 – tháng 2). Mặc dù năm nay nông dân có xu hướng nuôi sớm hơn so với mọi năm với hy vọng thu hoạch cũng sớm hơn để kịp bán khi giá cao. Tuy nhiên, dịch bệnh và thời tiết gây khó khăn cho các nhà sản xuất. Nguồn cung ở cả Thái Lan và Việt Nam sẽ thấp từ nay tới mùa thu hoạch, tháng 4 hoặc tháng 5. Báo cáo từ Thái Lan cho biết sản lượng năm 2014-15 sẽ giảm xuống 200.000 tấn từ mức 250.000 tấn năm trước do dịch bệnh EMS, bệnh đốm trắng và một số bệnh khác.
Tương tự ở Trung Quốc, nguồn cung sẽ khan hiếm cho tới tháng 6. Thị trường tôm thế giới lúc này chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ Ecuador.
Cắt lượt xe chạy nếu doanh nghiệp không giảm giá cước
Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính, các ngành chức năng ở Hà Nội đã nhiều lần thúc giục các doanh nghiệp kê khai giảm cước vận tải phù hợp với giá xăng dầu. Tuy nhiên, đến nay nhiều đơn vị vẫn chưa thực hiện.
Trước sự chây ì của các doanh nghiệp, tại cuộc họp sáng 3/2, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở GTVT và Công an thành phố kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vận tải không giảm giá cước trước Tết Nguyên đán.
Theo báo cáo của Sở Tài chính Hà Nội, đến nay Hà Nội mới có hơn 70 doanh nghiệp điều chỉnh giảm giá cước và gửi hồ sơ kê khai lại.
Cụ thể hiện đã có 17 hồ sơ kê khai giá cước vận tải hành khách tuyến cố định, mức giá điều chỉnh giảm từ 4-16%; 2 hồ sơ kê khai giá cước vận tải hàng hóa bằng container, mức giá điều chỉnh giảm 3-4%; 55 hồ sơ kê khai giá cước vận tải hành khách bằng taxi của 52 doanh nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp kê khai giảm giá 2 lần, mức giá điều chỉnh giảm từ 4-9% so với mức giá kê khai gần nhất.
Thị trường tết: Bánh kẹo Việt lên “ngôi”
Ngay từ những ngày đầu tháng 1/2015, những nhà phân phối, nhà bán lẻ đã chuẩn bị sẵn một lượng bánh kẹo, một mặt hàng chủ yếu tiêu thụ trong dip Tết Nguyên đán. Điểm nổi bật của thị trường bánh kẹo năm nay là bánh kẹo sản xuất trong nước đã chiếm ưu thế hoàn toàn về số lượng và chất lượng.
Hiện giá các sản phẩm bánh kẹo Tết chỉ tăng nhẹ từ 2-3% so với năm trước. Thậm chí, có nhiều sản phẩm được bán với giá bằng năm ngoái và còn kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi.
>>> Thông tin hàng hóa nổi bật ngày 03/02
Hà Thắm