Hàng loạt cửa hàng ở phố cổ Hà Nội lần thứ hai lao đao vì dịch Covid-19
Nhiều người vẫn đang loay hoay phục hồi lại kinh tế, thế nhưng một lần nữa dịch bệnh lại quay trở lại, khiến các hộ kinh doanh không kịp trở tay.
- 01-07-2020Liên tục nhiều khách hàng phản ánh mất đồ tại Starbucks Hàn Thuyên, giám đốc truyền thông lên tiếng: "Cửa hàng không làm gì được cả"
- 25-06-2020Hàng loạt quán trà sữa thuê mặt bằng 15.000 USD/tháng phải đóng cửa, sếp KPMG chỉ ra sai lầm của hầu hết doanh nghiệp Việt
- 12-06-2020Mở 64 cửa hàng sau 7 năm, Tổng Giám Đốc Starbucks Việt Nam nói gì về con số "khiêm tốn" này?
Nhiều hàng quán mới mở ra được vài ngày, dịch bệnh Covid-19 lại diễn ra, khiến nhiều hộ kinh doanh không đủ vốn chi trả tiền mặt bằng. Phần lớn những cửa hàng đóng cửa là nơi kinh doanh thời trang, đồ uống hay làm đẹp (spa)... Theo chia sẻ của các chủ cửa hàng, nguyên nhân dẫn đến việc này là do tình hình kinh doanh ảm đạm.
Nhiều người vẫn đang loay hoay phục hồi lại kinh tế, thế nhưng một lần nữa dịch bệnh lại quay trở lại, khiến các hộ kinh doanh không kịp trở tay.
Một dãy cửa hàng bán lụa tại phố Hàng Gai phải đóng cửa.
Một lần nữa các hàng quán lâm vào cảnh ế ẩm, sụt giảm doanh thu... Lãi chưa thấy đâu, dịch bệnh lại đến khiến nhiều cửa hàng nằm trên các tuyến phố đông đúc như Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Mã, Lương Văn Can,... ngán ngẩm với cảnh đìu hiu, ế ẩm, nhiều cửa hàng không trụ nổi với tiền thuê nhà đắt đỏ đã phải tạm thời đóng cửa, hoặc cho thuê lại mặt bằng. Còn số ít trụ lại hầu hết là địa điểm kinh doanh tại nhà, không phải thuê cửa hàng.
Nhiều hộ kinh doanh đã trả địa điểm. Biển cho thuê mặt bằng giăng khắp lối.
Một số cửa hàng còn mở cửa vì là cửa hàng của gia đình nên mới duy trì được. Những cửa hàng khác buộc phải đóng vì không "cáng" nổi tiền thuê hàng tháng.
Tình cảnh đóng cửa, tạm nghỉ, sang nhượng hay treo biển cho thuê mặt bằng, trả mặt bằng xuất hiện phổ biến tại phố cổ trong những ngày qua. Lượng khách du lịch giảm mạnh vì dịch Covid-19 khiến các cửa hàng kinh doanh gặp khó khăn.
Hơn nữa, việc hạn chế nhập cảnh người nước ngoài khiến lượng khách du lịch giảm sút nghiêm trọng mà những cửa hàng trên phố cổ kinh doanh chủ yếu dựa vào khách du lịch. Trong khi đó, việc đàm phán giảm giá với các chủ cho thuê mặt bằng không thành công.
Người kinh doanh trả lại cửa hàng vì buôn bán bấp bênh khiến chủ nhà có mặt bằng cũng đang khó khăn trong việc tìm khách thuê. Trước đây, chỉ cần biết có mặt bằng là các hộ kinh doanh đã đến hỏi thuê, thì nay, dù đã treo biển, đăng thông tin trên mạng xã hội nhưng cũng không có người đến hỏi.
Kinh doanh ế ẩm khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa, treo biển cho thuê.
Để thu hút được người thuê lại cửa hàng, chủ cũ của quán này đã treo biển to như thế này.
Nhiều cửa hàng khóa cửa chờ khách thuê.
Tình cảnh đóng cửa, tạm nghỉ, sang nhượng hay treo biển cho thuê mặt bằng, trả mặt bằng xuất hiện phổ biến tại phố cổ trong những ngày qua
Nhiều người vẫn đang loay hoay phục hồi lại kinh tế, thế nhưng một lần nữa dịch bệnh lại quay trở lại, khiến các hộ kinh doanh không kịp trở tay.
Không có khách mua, người bán hàng chỉ biết "giết thời gian" bằng cách xem điện thoại.
Phố Hàng Khoai ảm đạm, không còn sôi động như hồi trước.
Trên các con phố bây giờ, rất nhiều bảng hiệu "cho thuê cửa hàng" nổi bật, thu hút sự chú ý của người đi đường hơn cả các quảng cáo hàng hóa.
Đi đâu cũng gặp cửa hàng cho thuê.
Cứ cách vài ba nhà lại có một cửa hàng treo biển cho thuê.
Trên phố Lương Văn Can, cả dãy phố đóng cửa, treo biển cho thuê cửa hàng.
Trước đây, chỉ cần biết có mặt bằng là các hộ kinh doanh đã đến hỏi thuê, thì nay, dù đã treo biển, đăng thông tin trên mạng xã hội nhưng cũng không có người đến hỏi.
Nhịp sống Việt